SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
5
9
1
9
6
Ban quản lý dự án POSCIS/TP. HCM 08 Tháng Ba 2013 4:10:00 CH

(TTTP) Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng: Góp ý xây dựng Nghị định phải dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi

 

   Ngày 8/3/2013, tại TP.Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo xây dựng Nghị định về minh bạch tài sản và thu nhập, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Dức Lượng chủ trì hội thảo, cùng dự có lãnh đạo Cục chống tham nhũng- Thanh tra Chính phủ, các chuyên gia, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Ban tổ chức Tỉnh ủy Lâm Dồng, Kiên Giang, Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa, TP.Cần Thơ... đại diện Thanh tra các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

   Phát biểu khai mac Hội thảo, Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt cho biết, thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật năm 2013 và Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí giai đoạn 2012- 2016, Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật PCTN về minh bạch tài sản, thu nhập, thay thế Nghị định 37/2007/NĐ-CP và Nghị định 68/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Thanh tra Chính phủ đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập với sự tham gia của đại diện các cơ quan: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Viện KSNDTC, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nôi vụ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Qúa trình soạn thảo, Thanh tra Chính phủ đã bám sát các quy định của Luật PCTN để quy định rõ những vấn đề mà Luật sử đổi, bổ sung mới đặt ra đồng thời từ nghiên cứu kết quả tổng kết việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập để khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị định 37/2007/NĐ-CP và Nghị định 68/2011/NĐ-CP. Dự thảo Nghị định đã quy định chi tiết, hướng dẫn về kê khai tài sản, thu nhập theo hướng thống nhất việc kê khai, quy định chi tiết việc công khai bản kê khai, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm; làm rõ việc xác minh tài sản, thu nhập và quy định bổ sung hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai tài sản, thu nhập... Dự thảo đã được đưa ra hội thảo đề lấy ý kiến tham gia của Thanh tra một số, Bộ, ngành, địa phương và các Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ. Đến nay, Dự thảo Nghị định đã được xây dựng, chỉnh sửa lần thứ 2.

    Bố cục Dự thảo Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập gồm 6 chương 35 điều, trong đó quy định mới 1 chương 3 điều; kế thừa, bổ sung 26 điều, giữ nguyên 6 điều của Nghị định 37/2007/NĐ-CP đã được bổ sung, sửa đổi tại Nghị định 68/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung, gồm 6 điều.

Chương II: Kê khai tài sản, gồm 6 điều.

Chương III: Công khai bản kê khai tài sản và giải trình việc kê khai tài sản, gồm 3 điều.

Chương IV: Xác minh tài sản, gồm 13 điều.

Chương V: Xử lý vi phạm các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, gồm 3 điều.

Chương VI: Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành, gồm 7 điều.

   Tại hội thảo, các ý kiến đã tập trung vào các nội dung và làm rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, có mở rộng đối tượng phải kê khai, tài sản phải kê khai, tài sản tăng thêm, hình thức công khai bản kê khai tài sản, thu nhập, thẩm quyền xác minh việc kê khai, xử lý việc kê khai không trung thực, các biện pháp chế tài, trách nhiệm người kê khai, trách nhiệm người đứng đầu...

Phó Chánh Thanh tra TP.Hồ Chí Minh Lê Văn Hùng nêu ý kiến, đối với cán bộ, công chức, khi mới được tuyển vào cơ quan Nhà nước là phải tiến hành kê khai tài sản, tức là phải quản lý ngay từ gốc. Đây là cơ sở để xem xét, đánh giá việc kê khai có trung thực không, có vi phạm không. Một số công chức, viên chức ở lĩnh vực nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với dân cũng thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập. Việc công khai bản kê khai tài sản, Phó Chánh Thanh tra TP.Hồ Chí Minh đề nghị, với lãnh đạo cơ quan thì công khai trước cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị, còn với cấp Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thì công khai trong nội bộ của Phòng là được. Về nguyên tắc kê khai tài sản thì kê khai theo giá gốc là chưa phù hợp. Ông Hùng dẫn chức có căn nhà mua cách đây 10 năm, trong khi biến động giá cả thị trường địa ốc tăng cao, bây giờ lại kê khai theo giá gốc liệu có phù hợp !?

Bà Kim Anh- Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam cho rằng: Đối với Tổng Công ty 91 thì Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty (tương đương Phó Tổng giám đốc) điều hành quỹ công đoàn rất lớn, do đó bà đề nghị đây cũng là đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập. Trong Dự thảo cũng chưa đề cập đến chức danh kiểm soát viên trong các Tổng Công ty. Về công khai bản kê khai thì người đại diện phần vốn Nhà nước- nhất là trong các liên doanh, việc công khai ở liên doanh sẽ rất khó, nên chăng công khai ở nơi cử đại diện phần vốn của Nhà nước. Đối với các đơn vị không có cơ quan Thanh tra Nhà nước thì việc xác minh nên giao cho cơ quan Thanh tra cấp trên, bà Kim Anh đề nghị.

    Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đánh giá cao ý kiến đóng góp, trao đổi, tranh luận và đề xuất, kiến nghị của các đại biểu. Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ban hành Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập thay thế cho Nghị định 37/2007/NĐ-CP và Nghị định 68/2011/NĐ-CP  trong công tác PCTN. Việc xây dựng Nghị định phải đạt yêu cầu đặt ra là dễ hiểu, dễ thực hiện, phải kiểm soát được và có tính khả thi. Từ những ý kiến của các đại biểu trong buổi hội thảo, Phó Tổng Thanh tra đề nghị các đại biểu tiếp tục góp ý qua Cổng thông tin điển tử- Thanh tra Chính phủ hoặc bằng văn bản, để Ban soạn thảo, Tổ biên tập tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo trình Chính phủ trong tháng 3/2013.

 

Ảnh- Quang cảnh Hội thảo tại TP.Hồ Chí Minh.

 

 

 

 

Ngô Quang Tâm


Số lượt người xem: 5008    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm