SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
6
2
4
1
7
Hoạt động chính trị đoàn thể 22 Tháng Ba 2017 9:50:00 SA

(TTTP) Tài liệu tuyên truyền về việc hạn chế sử dụng túi ni-lông trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

 

 

 (Website Hội NDVN) - Hiện nay, túi ni-lông đang trở thành thảm họa môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những chiếc túi ni-lông trở thành vật dụng quen thuộc của người mua hàng, bán hàng, đặc biệt là của các bà nội trợ tại nhiều quốc gia. “Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng túi ni-lông hiện nay.

 

 

Những đống rác ni-lông như thế này trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với môi trường

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày xả thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, và con số ấy vẫn đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.

 

Từ xưa đến nay, túi ni-lông là một loại túi thông dụng của người dân, và nơi góp phần làm tăng việc sử dụng lại chính là hệ thống các siêu thị, tiệm tạp hóa bán lẻ, những khu chợ lương thực phẩm… Nói chung tất cả mọi người điều dùng túi nilông để đựng bất cứ thứ gì cần thiết. Khi đi chợ, hầu hết mọi người đã thay thế những loại giỏ đi chợ bằng cách dùng túi nilông, phần vì nó gọn nhẹ, rất tiện lợi, và lại được người bán hàng cho không một cách vô tội vạ. Rồi những túi ni-lông sau khi sử dụng đó sẽ đi về đâu? Có tới 71% người dân khi được hỏi cho biết là họ sẽ vứt vào sọt rác ngay sau lần sử dụng đầu tiên, chỉ có 19% là sẽ rửa sạch và cất đi để lần sau dùng lại.

 

Tại những thành phố lớn, rác thải ni-lông đã trở thành mối đe dọa khủng khiếp đối với môi trường. Riêng thành phố HCM mỗi ngày thải ra chừng 50 tấn túi nilông. Ngay cả các thôn huyện xa xôi, chẳng thiếu gì những loại lá làm thức gói, vậy mà vẫn bị túi ni-lông đánh bại. Báo Nông thôn ngày nay cũng đã có bài phản ánh: ở nhiều vùng quê, sau mỗi phiên chợ người ta gom rác lại đốt, khói độc khét lẹt của túi nilông cháy bao phủ khắp các vùng. Khi đào giếng, đào móng dưới đất, đâu đâu cũng gặp một tầng “văn hóa ni-lông” không hề bị phân hủy sau bao năm tháng.

 

Ở Việt Nam, túi nilông chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình diễn ra rất chậm. Thành phần các loại nhựa này không chứa độc nhưng các chất phụ gia làm mềm dẻo lại gây độc cho con người. 

 

Đứng trước những hiểm họa môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, nguyên nhân từ một số lý do như sau:


Một là, chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.


Hai là, cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước. 



Ba là, kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.

 
Bốn là, ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen việc dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.


Năm là,chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.

 

Một số đề xuất hướng giải quyết đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

 

Một là, phải coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.


Hai là, cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi nilông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước.


Ba là, nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.


Bốn là, cần tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm.


Năm là, vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi nilông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi nilông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi nilông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. 

 

Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni-lông với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như: các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni-lông”, “ngày không túi ni-lông”.

 

Tuy nhiên, nếu chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi ni-lông gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này.

 

Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, mỗi cán bộ, công chức chúng ta cần phải có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi ni-lông gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống. Chỉ cần một hành động nhỏ như thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm.

File đính kèm:

1. Tài liệu tập huấn

2.

3.

4. Giải pháp

Nguồn từ Hội Nông dân Việt Nam


Số lượt người xem: 1591    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm