SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
6
4
3
8
8
Hoạt động chính trị đoàn thể 22 Tháng Ba 2017 9:10:00 SA

(TTTP) TP Hồ Chí Minh chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

 

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chức danh và vị trí việc làm, là mục tiêu được UBND thành phố Hồ Chí Minh đặt ra trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện chương trình nêu trên, hơn 194 nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức của thành phố sẽ được đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, nước ngoài. Kinh phí dành cho chương trình này là gần 900 tỷ đồng.

Theo đó, TP Hồ Chí Minh từng bước chuẩn hóa trình độ cán bộ, công chức, viên chức. 100% số cán bộ chủ chốt cơ sở phường, xã, thị trấn có trình độ chuyên môn đại học hoặc đang học đại học, có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý và nguồn quy hoạch có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với từng loại chức danh, từng ngạch và từng chức danh nghề nghiệp. Thành phố ưu tiên phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi. Phấn đấu hoàn thành, nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của thành phố; đồng thời đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học ở trong nước và nước ngoài (sinh học phân tử động, thực vật; di truyền chọn tạo giống cây trồng; vắc-xin, prô-tê-in tái tổ hợp; công nghệ sinh học môi trường; công nghệ vi sinh; công nghệ sinh học thủy sản),…

* Ðẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Ninh Bình ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế; phấn đấu trong tổng số 76 nghìn ha đất trồng lúa có 50% diện tích trồng lúa hàng hóa chất lượng cao, chủ yếu ở các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Yên Mô, Gia Viễn. Theo đó, tỉnh có kế hoạch hoàn thiện hệ thống hạ tầng canh tác vùng sản xuất lúa tập trung; tiến hành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa hàng hóa cao hơn so với sản xuất truyền thống từ 10% đến 20%. Ðồng thời, tỉnh đẩy mạnh sản xuất rau quả bảo đảm an toàn thực phẩm và hình thành các vùng sản xuất an toàn tập trung theo hướng liên kết sản xuất gắn với thị trường trên địa bàn các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan và TP Ninh Bình; ổn định diện tích trồng dứa hơn 2.000 ha tại TP Tam Ðiệp và huyện Nho Quan, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp với các giống dứa bảo đảm tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu...

Ðể phục vụ chương trình này, tỉnh Ninh Bình thực hiện đồng bộ các giải pháp, như nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất; khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại; hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao,…

 

PV và TTXVN

Số lượt người xem: 991    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm