SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
4
2
6
2
0
2
Hoạt động ngành 05 Tháng Mười 2011 11:05:00 SA

(TTTP) Nghị định 86/2001/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra năm 2010: phải công khai kết luận thanh tra

 

Ngày 22/9/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, trong đó có các điều khoản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, thanh tra lại, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm kê tài sản khi phát hiện hành vi chiếm dụng, tạm giữ, phong tỏa tài khoản, công khai kết luận thanh tra...Đây là Nghị định được người dân và các đơn vị, doanh nghiệp rất quan tâm.

 

Tạm giữ, phong tỏa tài khoản.

 Nghị định 86/2011/NĐ-CP có nêu: Khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện giữa sổ sách, chứng từ với thực tế có chênh lệch, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu chiếm dụng, chiếm đoạt, có hành vi chiếm dụng, chiếm đoạt tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm kê tài sản. Quyết định kiểm kê tài sản phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tài sản kiểm kê, thời gian, địa điểm tiến hành, trách nhiệm của những người tiến hành, nghĩa vụ của đối tượng có tài sản kiểm kê. Việc kiểm kê tài sản phải lập thành biên bản. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp kiểm kê tài sản thì người ra quyết định kiểm kê phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó ( Điều 37).

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện việc sử dụng trái pháp luật các khoản tiền, đồ vật, giấp phép, nếu xét thấy cần phải ngăn chặn ngay hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép. Quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ tiền, đồ vật, giấy phép bị tạm giữ, thời gian tạm giữ, trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ, nghĩa vụ của đối tượng có tiền, đồ vật, giấy phép tạm giữ. Khi xét thấy không cần thiết, người ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó. (Điều 40)

 Khi có căn cứ cho rằng, đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản thì Trưởng đoàn thanh tra có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản để phục vụ việc thanh tra. Tổ chức tín dụng nơi có tài khoản của dối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các yêu cầu và phải báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện phong tỏa tài khoản với người có văn bản yêu cầu phong tỏa. Khi xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải ra quyết định hủy bỏ ngay biện pháp đó (Điều 41).

 

Niêm yết kết luận.

Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước. Việc công khai kết luận thanh tra theo những hình thức sau: Công bố tại cuộc họp với các thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngoài việc công khai kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức: Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử. Thời gian thông báo trên báo nói, báo điện tử ít nhất là 2 lần, trên báo hình ít nhất 2 lần phát sóng, trên báo nói ít nhất 1 số phát hành.

Thông báo trên Trang thông tin điện tử của cơ quan Thanh tra Nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp ít nhất là 5 ngày liên tục. Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện, thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện kết luận thanh tra (Điều 46).

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/11/2011/.

 

Ngô Quang

 


Số lượt người xem: 6807    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm