Thực hiện Kế hoạch số 14/KH-BCĐ ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Ban Chỉ đạo thành phố tổ chức lấy ý kiến nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố, Thanh tra thành phố báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như sau:
I. Về tình hình chung:
1. Tình hình công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Ngày 29 tháng 01 năm 2013, Chánh Thanh tra thành phố đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-TTTP tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, nhân viên Thanh tra thành phố về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ngày 30 tháng 01 năm 2013, Thanh tra thành phố tổ chức Hội nghị triển khai, góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đồng thời gửi tài liệu đến toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên.
Từ ngày 31 tháng 01 đến ngày 08 tháng 02 năm 2013, các phòng, ban tổ chức họp lấy ý kiến cán bộ, công chức, nhân viên.
Từ ngày 08 tháng 02 đến ngày 21 tháng 02 năm 2013, các phòng, ban tổng hợp gửi kiến đóng góp về cho tổ tổng hợp ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ngày 01 tháng 3 năm 2013, Thanh tra thành phố tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Trong quá trình tham gia góp ý sửa đổi Hiếp pháp, Lãnh đạo Thanh tra thành phố đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc tổ chức lấy ý kiến tham gia dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại đơn vị.
2. Đánh giá chung về sự quan tâm, nhận thức của cán bộ, công chức trong quá trình lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Việc góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo từng phòng tại Thanh tra thành phố đã tạo điều kiện cho toàn thể công chức, thanh tra viên, nhân viên Thanh tra thành phố thể hiện ý chí, nguyện vọng vào tương lai phồn vinh của đất nước. Với nhận thức đây là một trong những hoạt động trọng tâm thể hiện rõ nét quyền làm chủ, tâm huyết của các tập thể, cá nhân đối với sự kiện quan trọng, có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mỗi cán bộ, công chức, thanh tra viên đã tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn góp ý, dành thời gian nhất định cho việc nghiên cứu và đóng góp ý kiến nhiệt tình.
3. Tổng hợp, phân tích những vấn đề quan trọng được nhiều cán bộ, công chức quan tâm.
Đa số cán bộ, công chức Thanh tra thành phố rất quan tâm tham gia và đóng góp nhiều ý kiến cụ thể cho các Điều, Khoản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với tinh thần trách nhiệm và tâm huyết, trong đó nhiếu ý kiến quan tâm đến một số nội dung quan trọng như : khẳng định sự cần thiết và quan trọng của Điều 4 trong Dự thảo quy định về Đảng Cộng sản Việt Nam, bởi không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước, dân tộc và nhân dân trong suốt hơn 80 năm qua; 100% cán bộ, công chức đánh giá Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới, ưu việt, đáp ứng sự phát triển của cuộc sống khi quy định về quyền con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phát triển khoa học - công nghệ... Đáng chú ý là Điều 120 (mới) của Dự thảo có quy định về Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên, điều này mới chỉ quy định Hội đồng Hiến pháp có chức năng xem xét, kiến nghị... Như vậy là chưa đúng với vai trò và vị trí của Hội đồng Hiến pháp. Cho nên, đề nghị Dự thảo cần quy định Hội đồng Hiến pháp có quyền hủy bỏ những văn bản vi phạm pháp luật, vi phạm Hiến pháp.
4. Tổng hợp những vấn đề còn hạn chế trong quá trình thực hiện, nêu rõ nguyên nhân.
Dù còn gặp phải những khó khăn nhất định như thời gian tiến hành lấy ý kiến trùng với dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc; quá trình tổng hợp còn nhiều lúng túng song về cơ bản, đợt triển khai đã huy động được sức mạnh của cả đơn vị, thực sự phát huy trí tuệ và quyền làm chủ của cán bộ, công chức Thanh tra.
II. Về công tác tổ chức lấy ý kiến:
Thanh tra thành phố đã tổ chức 11 cuộc hội thảo cấp cơ sở, thành phần tham dự bao gồm Lãnh đạo đơn vị, cán bộ chủ chốt và toàn thể cán bộ, công chức, đặc biệt Thanh tra thành phố cũng đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí báo cáo viên pháp luật cấp thành phố đang công tác tại đơn vị, qua đó ghi nhận 59 ý kiến của cá nhân đóng góp. Các ý kiến góp ý đa dạng, phân bố đều trên tất cả các Chương của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, chủ yếu tập trung vào những nội dung như củng cố hệ thống chính trị, cơ chế bảo hiến, những vấn đề thuộc về quyền công dân và quyền con người…Nhiều ý kiến thể hiện sự tìm tòi, nghiên cứu công phu, về cơ bản đều hoan nghênh nhất trí với dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Tải file đính kèm:
Báo cáo tổng hợp ý kiến
Phòng Pháp chế