SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
4
5
3
5
9
7
Tin tức sự kiện 30 Tháng Ba 2021 1:45:00 CH

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM 65 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (04/4/1955 – 04/4/2020)

       Hội Luật gia Việt Nam được thành lập ngày 04 tháng 4 năm 1955 (theo Nghị định số 130/NV/DC/NĐ ngày 04/4/1955 của Bộ Nội vụ). Trong 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước, các thế hệ luật gia Việt Nam đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành cùng với sự phát triển đi lên của đất nước và dân tộc Việt Nam. Với phương châm Đoàn kết, Dân chủ, Sáng tạo, Phát triển, các cấp Hội và hội viên Hội Luật gia Việt Nam đã tham gia tích cực, nhiệt tình, tâm huyết vào các hoạt động của Hội, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, xây dựng Hội Luật gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, trở thành một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nhìn lại chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển của Hội Luật gia Việt Nam, các cấp hội và hội viên Hội Luật gia Việt Nam hôm nay tự hào về lịch sử hình thành, xây dựng, phát triển của Hội, tự hào về truyền thống tốt đẹp của Hội với những mốc son lịch sử, những thành tích và đóng góp xứng đáng của các thế hệ luật gia cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tự hào về sự ghi nhận và niềm tin của Đảng, Nhà nước, xã hội đã dành cho Hội và phấn đấu để giữ trọn niềm tự hào đó cho các thế hệ luật gia mai sau, tiếp tục tô thắm truyền thống của Hội Luật gia Việt Nam.

Kể từ ngày thành lập (04/4/1955), từ chỗ chỉ có 40 hội viên, đến nay Hội đã có hơn 63.000 hội viên. Hội viên của Hội gồm những luật gia lão thành có uy tín, kinh nghiệm và có nhiều cống hiến quý báu cho sự phát triển của Hội, các luật gia đang làm việc với các cương vị khác nhau trong các cơ quan, tổ chức và các luật gia trẻ được đào tạo cơ bản, đầy hoài bão, tự nguyện gia nhập và tham gia các hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam.

Trong các giai đoạn phát triển, các cấp hội và hội viên Hội Luật gia Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhiều hội viên của Hội được giao những cương vị trọng yếu trong các cơ quan cấp cao của Đảng và Nhà nước; hoạt động của Hội ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, được lãnh đạo Đảng và Nhà nước ghi nhận, bạn bè quốc tế trân trọng. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Hội Luật gia Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương độc lập hạng nhất vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, Huân chương Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và nhiều phần thưởng cao quý khác.

I. BỐI CẢNH THÀNH LẬP HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, các luật gia yêu nước, trong đó có Luật sư Phan Văn Trường, Luật sư Nguyễn An Ninh đã tích cực đấu tranh công khai trên mặt trận pháp lý bằng vũ khí pháp luật quốc tế và pháp luật của chính nước Pháp để chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp, đòi quyền dân chủ cho Nhân dân Việt Nam. Kế thừa truyền thống yêu nước của Nhân dân ta, các luật gia Việt Nam như Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh, Phạm Văn Bạch, Trần Công Tường, Nguyễn Văn Hưởng, Vũ Trọng Khánh … đã đấu tranh mạnh mẽ trên mặt trận pháp lý để bảo vệ công lý, bảo vệ các chí sĩ cách mạng Việt Nam.

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ra đời, mở đầu một thời đại lịch sử mới của dân tộc Việt Nam, thời đại Hồ Chí Minh. Nhà nước mới đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mới và phải xây dựng một hệ thống pháp luật mới để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ thành quả của cách mạng, phát triển kinh tế, dựng xây đất nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh các nhà hoạt động chính trị được phân công nhiệm vụ xây dựng chính quyền mới, một số luật gia, sinh viên Trường Đại học Luật Đông Dương và một số luật gia được đào tạo tại các Trường Đại học Pháp cũng tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng chính quyền mới. Ngay trong những năm đầu dựng nước (1945 - 1946), đội ngũ luật gia Việt Nam yêu nước đã hình thành trong bộ máy chính quyền mới từ Trung ương đến cơ sở.

Tháng 12 năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều luật gia Việt Nam không quản ngại hy sinh, gian khổ đã hăng hái dấn thân vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp để giành độc lập. Một số luật gia tiêu biểu có vinh dự được Hồ Chủ tịch giao những trọng trách trong Chính phủ như các luật sư Phan Anh, Vũ Trọng Khánh, Nguyễn Văn Hưởng, Trần Công Tường, các luật gia Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hoè. Được tôi luyện trong cuộc kháng chiến, đội ngũ luật gia cách mạng từng bước trưởng thành.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954), thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Tuy nhiên hai miền Bắc, Nam của Tổ quốc vẫn tạm thời bị chia cắt. Với âm mưu biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ đã không ngừng tiếp tay cho ngụy quyền miền Nam phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhiệm vụ tham gia cùng nhân dân cả nước đấu tranh để thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ các luật gia yêu nước.

Nhận thấy vai trò quan trọng của luật gia trong cuộc đấu tranh bảo vệ Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã động viên giới luật gia tập hợp vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng để đóng góp sức lực, trí tuệ phục vụ cách mạng.

Được sự động viên, khuyến khích của Đảng và Nhà nước, ngày 29/3/1955 khoảng 40 luật gia ở các ngành khác nhau tham gia Hội nghị thành lập Hội Luật gia Việt Nam. Hội nghị đã thông qua Điều lệ Hội và bầu Luật sư Phan Anh làm Chủ tịch Hội. Ngay sau đó, ngày 4/4/1955 Chính phủ đã công nhận việc thành lập Hội và Điều lệ của Hội bằng Nghị định số 130/NĐ-NV. Ngày 4/4/1955 đã đi vào lịch sử vẻ vang của Hội, là ngày thành lập và ngày truyền thống của Hội Luật gia Việt Nam.

II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Từ ngày thành lập đến nay, Hội Luật gia Việt Nam đã trải qua 13 kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc và không ngừng phát triển, trưởng thành về mọi mặt. Tại một số kỳ Đại hội, Điều lệ Hội được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và tính chất, đặc điểm của Hội. Trong mỗi giai đoạn, tuy phương thức tổ chức và hoạt động Hội có những điểm khác nhau nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu, tôn chỉ của Hội. Quá trình 65 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Hội đã trải qua 4 giai đoạn lớn:

- Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1980: Giai đoạn hình thành tổ chức, xây dựng Điều lệ hội, khẳng định tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội, từng bước xây dựng tổ chức, phát triển hội viên, mở rộng các hoạt động của Hội, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2004: Giai đoạn củng cố và phát triển tổ chức, xây dựng Hội Luật gia Việt Nam thực sự là một tổ chức nghề nghiệp mang tính chính trị, xã hội sâu sắc của những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, tham gia tích cực vào quá trình đổi mới tư duy pháp lý, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014: Giai đoạn đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, xây dựng Hội Luật gia Việt Nam trở thành tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, tham gia tích cực vào các quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Giai đoạn từ 2014 đến nay: Giai đoạn đẩy mạnh đổi mới toàn diện, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, hướng về cơ sở, xây dựng và phát triển tổ chức Hội Luật gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, xây dựng đội ngũ luật gia Việt Nam giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị tư tưởng, tận tụy với nghề, vì dân, vì công lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

1. Giai đoạn 1955 - 1980

1.1 Xây dựng tổ chức và phát triển hội viên

Các hoạt động của Hội trong những năm đầu thành lập  chủ yếu là hoạt động đấu tranh trên vũ đài chính trị - pháp lý quốc tế, do vậy các hoạt động chỉ tập trung ở Trung ương Hội, do bộ máy của Trung ương Hội đảm nhiệm, chưa mở rộng ra các ngành, các địa phương.

Tại Đại hội đầu tiên (Đại hội I), Luật sư Phan Anh được bầu làm Chủ tịch Hội. Điều lệ Hội được Đại hội thông qua và sau đó được chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt  Nhà nước phê duyệt. Thông qua đó đã thiết lập được cơ sở cho công tác tổ chức và hoạt động Hội.

Tại Đại hội II (1957), Điều lệ Hội được bổ sung quy định: “Tuỳ điều kiện và yêu cầu, có thể thành lập Chi nhánh Hội ở địa phương”. Trên cơ sở quy định này, Hội bước đầu triển khai mở rộng tổ chức tại các địa phương. Tại các kỳ Đại hội II, III, IV Luật sư Phan Anh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ trọng trách Chủ tịch Hội.

Tại Đại hội V (1974), Điều lệ Hội được bổ sung quy định “Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện có thể thành lập Chi hội hoặc Tổ hội viên ở địa phương và ở các ngành” để tạo điều kiện cho công tác mở rộng tổ chức Hội tại các ngành; đồng thời xác định rõ mô hình tổ chức của Hội: “Tổ chức Hội gồm có Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Thư ký, các Ban chuyên trách, các Chi hội và Tổ hội viên”. Đại hội V và Đại hội VI sau đó, Luật sư Phan Anh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ cương vị Chủ tịch Hội.

Nhìn chung trong giai đoạn 1955 - 1974, do chưa mở rộng tổ chức, phát triển hội viên, nên đến năm 1974, tổ chức của Hội mới phát triển ra một số ít địa phương, trong đó có Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng.

Về đội ngũ hội viên, cuối năm 1955, số hội viên là 270 người. Năm 1962 (năm tổ chức Đại hội IV), số hội viên khoảng 400 người, công tác tại 95 cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương miền Bắc. Đại hội V năm 1974 thu hút gần 300 hội viên tham dự, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về phát triển tổ chức và kết nạp hội viên.

1.2 Những thành tựu cơ bản

Bối cảnh đất nước giai đoạn 1955 – 1980 diễn ra nhiều sự kiện quan trọng đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, Hội đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và góp phần giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Hội đã tham gia và góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh pháp lý đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao cho Hội. Nhiều hội viên đã tham gia viết sách, viết báo để giải thích và phổ biến rộng rãi Hiệp định, vạch trần những thủ đoạn xảo quyệt của đế quốc Mỹ trên diễn đàn pháp lý trong nước và quốc tế nhằm phá hoại việc thực thi Hiệp định.

Ngoài việc tham gia tích cực cuộc đấu tranh pháp lý gắn với cuộc đấu tranh của dân tộc, Hội Luật gia Việt Nam còn góp phần phát triển pháp luật quốc tế hiện đại. Hội đã góp phần hoàn chỉnh khái niệm các quyền dân tộc cơ bản với 4 nội dung “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ”; hoàn chỉnh khái niệm chủ thể pháp luật quốc tế. Trong công tác đối ngoại, Hội đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, trở thành thành viên của Hội Luật gia Dân chủ quốc tế. Hoạt động của Hội luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao và đã góp phần đáng kể vào thắng lợi chung của dân tộc.

2. Giai đoạn 1980 - 2004

2.1. Xây dựng tổ chức và phát triển hội viên

Trong giai đoạn này, Hội chuyển hướng hoạt động, đẩy mạnh phát triển các hoạt động trong nước, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng thiết thực; có chất lượng; hiệu quả; vận dụng các hình thức dân vận.

2.1.1. Giai đoạn 1980 - 1993:

Trên cơ sở Điều lệ Hội được sửa đổi, bổ sung tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1980), tổ chức Hội trong giai đoạn này bao gồm: 

Ở Trung ương: Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; 

- Ở tỉnh, thành phố: Tỉnh hội, thành Hội Luật gia Việt Nam;

- Ở Huyện và cấp tương đương, ở các cơ quan Trung ương: Tổ hội viên.

Trong giai đoạn này Luật sư Phan Anh vẫn tiếp tục được tín nhiệm đảm nhận cương vị lãnh đạo cao nhất của Hội.

2.1.2. Giai đoạn 1993 – 2004:

Trên cơ sở Điều lệ Hội được sửa đổi, bổ sung tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1993), Hội hoàn thiện hệ thống tổ chức theo hướng phát triển mạnh mẽ, tổ chức ra cả nước theo mô hình 4 cấp:

- Trung ương hội;

- Tỉnh hội, Thành hội (gọi chung là Tỉnh hội);

- Huyện hội, Quận hội, các cấp hội tương đương (gọi chung là Huyện hội);

- Tổ chức Hội ở cơ sở gồm: Chi hội cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương Hội, trực thuộc Tỉnh hội và Chi hội phường, xã, thị trấn (gọi tắt là Chi hội).

Điều lệ sửa đổi năm 1993 cũng hoàn thiện một bước các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Hội, gồm:

- Đại hội đại biểu toàn quốc (cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội);

- Ban Chấp hành Trung ương Hội;

Ban Thường vụ Trung ương Hội.

Tại Đại hội VIII (1993) Luật gia Phùng Văn Tửu, Nguyên Thứ trưởng Bộ tư pháp, phó chủ tịch Quốc hội được bầu làm Chủ tịch Hội.

Đại hội IX (1998) đã bầu luật gia Phạm Hưng, Nguyên Chánh án Toà án  nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội.

Trong nhiệm kỳ khóa IX (1998 - 2004), đội ngũ hội viên tiếp tục được phát triển, đến cuối nhiệm kỳ, tổng số hội viên là 28.400 Hội viên, trong đó có 80% Hội viên có trình độ đại học và trên đại học. Đến đầu năm 2004, tổ chức Hội đã mở rộng ra cả nước ở 3 cấp hội. Trong nhiệm kỳ này, đã thành lập thêm được 10 Hội Luật gia cấp tỉnh, đưa tổ chức của Hội ở địa phương từ 48 lên 58 tỉnh, thành Hội. Ở Trung ương Hội đã thành lập được 44 Chi hội trực thuộc tại các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.

 2.2. Những thành tựu cơ bản

Trong giai đoạn này, sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam được tăng cường, nhiều văn bản quan trọng của Đảng, Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hội đã được ban hành, tạo thuận lợi cho hoạt động của Hội. Trước hết đó là Chỉ thị 34-CT/TW ngày 14/4/1988 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ “Để tăng cường pháp chế XHCN, thực hiện việc quản lý đất nước bằng pháp luật theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, Hội Luật gia Việt Nam cần được củng cố và tăng cường về tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là tăng cường hoạt động trong nước”. Đây là Chỉ thị định hướng hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới của đất nước. Tiếp đó là Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 19/4/1993 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc lãnh đạo công tác Hội Luật gia Việt Nam. Chỉ thị nhấn mạnh: Hoạt động của Hội có vị trí quan trọng trong việc tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền, góp phần thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Hội có nhiệm vụ huy động giới luật gia tích cực tham gia nghiên cứu chuẩn bị các dự án pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu của công cuộc đổi mới... Hội cần mở rộng quan hệ và sự hợp tác với các tổ chức Luật gia tiến bộ trong khu vực và trên thế giới; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh nhằm tạo điều kiện môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Để làm tốt những nhiệm vụ trên đây, Chỉ thị yêu cầu: “Hội Luật gia Việt Nam cần được củng cố, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động. Hội vận động, tập hợp rộng rãi các luật gia thuộc các thành phần xã hội, tự nguyện hoạt động vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh; vừa coi trọng phục vụ tốt nhiệm vụ Chính trị của đất nước, vừa quan tâm đáp ứng nguyện vọng, lợi ích của hội viên... Hội cần mở rộng quan hệ hợp tác với các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân; Hoạt động của Hội phải đi sâu sát nhân dân, đáp ứng những đòi hỏi và nguyện vọng của nhân dân”. Chỉ thị số 56-CT/TW ngày 18/8/2000 của Bộ chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam, trong đó nhấn mạnh: “Lãnh đạo xây dựng củng cố Hội Luật gia Việt Nam để Hội Luật gia Việt Nam thực sự là một tổ chức nghề nghiệp mang tính chính trị, xã hội sâu sắc của những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật”. Trong giai đoạn này, thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành chỉ thị số 06/2001/CT-TTg ngày 09/4/2001, về việc thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam.

Bám sát các quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kỳ Đại hội của Hội đã vạch ra phương hướng hoạt động cho từng giai đoạn phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo hướng: tích cực mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển các hoạt động trong nước, mở rộng hoạt động đối ngoại. Hội Luật gia Việt Nam đoàn kết, tổ chức và vận động các luật gia Việt Nam góp phần thực hiện đường lối cách mạng đối nội và đối ngoại trong lĩnh vực pháp luật. Nhiệm vụ của Hội là nâng cao ý thức và kiến thức pháp luật của cán bộ và nhân dân, góp phần bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nền pháp lý XHCN Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, pháp lý của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của dân tộc là xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, độc lập, tiến bộ xã hội và CNXH. Ngoài ra, Hội có nhiệm vụ huy động giới luật gia tích cực tham gia nhiệm vụ chuẩn bị các dự án pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công cuộc đổi mới; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các cấp Hội đã thảo luận rộng rãi và đóng góp nhiều ý kiến vào dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992, tham gia góp ý kiến xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đặc biệt Hội đã được giao trọng trách chủ trì xây dựng Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Hội đã tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học pháp lý, tổ chức các Hội thảo khoa học về xây dựng, thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, Hội rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Bằng những hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn tuỳ thuộc vào đối tượng và điều kiện của từng cấp Hội như tuyên truyền miệng, sinh hoạt câu lạc bộ, toạ đàm, giải đáp pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn tuyên truyền pháp luật với hoạt động văn nghệ, hoạt động của các tổ chức xã hội, các cấp Hội đã góp phần đưa pháp luật vào đời sống xã hội, nâng cao dân trí về pháp luật. Nhiều cấp Hội đã phát huy được vai trò trong việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sáng tác ca khúc pháp luật. Đó là một hình thức tuyên truyền hấp dẫn được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cấp Hội ngày càng phát triển, mở rộng ra cả nước, giành được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều cấp Hội địa phương đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống, nâng cao dân trí về pháp luật.

Trong giai đoạn 1980 - 2004, Hội cũng đã chú trọng đến công tác tư vấn pháp luật. Bên cạnh hình thức tư vấn pháp luật phổ thông, từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Trung ương Hội và một số Tỉnh, Thành hội đã thành lập một số Trung tâm, Văn phòng tư vấn pháp luật có thu với định hướng nguồn thu chỉ để cân đối các khoản chi, không nhằm mục đích kinh doanh.

Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tư vấn pháp luật, Hội cũng thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách, hoà giải ở cơ sở. Hoạt động này chủ yếu do các cấp Hội địa phương, các Chi hội cơ sở xã, phường, thị trấn thực hiện. Hoạt động hoà giải ở cơ sở với sự tham gia của các hội viên của Hội đã phát huy tác dụng giúp các bên tranh chấp giải quyết ngay từ đầu những tranh chấp nhỏ phát sinh ở khu dân cư, các vướng mắc trong quan hệ dân sự … góp phần duy trì đoàn kết trong nội bộ nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế các vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

Hội còn tham gia công tác xây dựng bộ máy Nhà nước như: tham gia tuyển chọn thẩm phán và kiểm sát viên các cấp. Các cấp Hội đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ thành viên của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, kiểm sát viên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ các ngành Toà án và Kiểm sát trong cả nước. Các cấp Hội đã thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp về việc tham gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đã có nhiều đóng góp vào thành công của các cuộc bầu cử.

Trong giai đoạn 1980 - 2004, thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng và chính sách đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước, hoạt động quốc tế của Hội được mở rộng về địa bàn, phong phú, đa dạng về nội dung, với sự tham gia của nhiều cấp Hội. Hội tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL). Nhờ đó nhiều tổ chức luật gia quốc tế đã nhiệt tình ủng hộ nhân dân và luật gia Việt Nam trong công cuộc đấu tranh trên mặt trận pháp lý bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Việc tăng cường hợp tác với IADL đã góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, Hội tiếp tục mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều tổ chức luật gia có uy tín trong khu vực và trên thế giới như: Trung tâm Luật khu vực Mêkông do 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan thành lập năm 1995. Trung ương Hội đã đăng cai tổ chức một số cuộc Hội thảo về các chủ đề pháp luật kinh doanh, pháp luật thương mại quốc tế như: “Pháp luật về mua bán và vận chuyển hàng hoá quốc tế”, “Quyền sở hữu trí tuệ”, “Luật thương mại và đầu tư”. Hội cũng thiết lập quan hệ với Hiệp hội Luật gia Đông Nam Á (ASEAN Law Association - ALA); Hội Luật gia Châu Á  (Law Asia - LA); Hiệp hội Luật sư Châu Á (ASIA Bar Association); Hội Luật gia Henri Capitant; Hiệp hội Luật gia dân chủ Châu Âu; Hiệp hội Luật sư Thái Bình Dương; Hiệp hội Luật sư quốc tế. Hội có quan hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức luật gia các nước như Hội Luật gia Nhật Bản, Hội Luật gia Ấn Độ, Hội Luật gia Singapore, Hội Luật gia dân chủ Pháp, Hội Luật gia dân chủ Liên Xô (trước đây), Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA). Hội đã hợp tác với Hội Luật sư Canada (CBA) tổ chức nhiều Hội thảo về các chủ đề pháp luật và tạo điều kiện cho nhiều hội viên tham quan, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp tại Canada. Hội đã duy trì quan hệ hữu nghị với Hội Luật gia Cuba, Hội Luật gia Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Năm 2001, Hội chủ động nối lại quan hệ với Hội Luật học Trung Quốc (China Law Society) sau nhiều năm quan hệ giữa hai bên bị gián đoạn. Kể từ đó, hai bên thường xuyên trao đổi phái đoàn đi thăm và làm việc tại Việt Nam và Trung Quốc.

Trong giai đoạn này Trung ương Hội và một số cấp Hội địa phương đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu tăng cường, mở rộng hoạt động quốc tế theo đường lối đối ngoại của Đảng. Những kết quả đạt được đã góp phần phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

3. Giai đoạn 2004 - 2014

3.1 Xây dựng tổ chức và phát triển hội viên

Đại hội X năm 2004 được tổ chức trong không khí phấn khởi chào mừng 50 năm ngày thành lập Hội, trong niềm vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Đại hội đã tiến hành sửa đổi một số điều của Điều lệ Hội tạo điều kiện cho công tác phát triển, kiện toàn các tổ chức Hội. Theo đó, mô hình tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục được củng cố và mở rộng, bao gồm:

- Trung ương Hội;

- Tỉnh, Thành hội trực thuộc Trung ương Hội (gọi chung là Hội Luật gia cấp tỉnh);

- Quận hội, Huyện hội, Thành hội, Thị hội (gọi chung là Hội Luật gia cấp huyện) trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh;

- Chi Hội Luật gia cơ sở.

Tại Đại hội X, luật gia Phạm Quốc Anh, Nguyên quyền trưởng Ban Nội chính Trung ương, Nguyên trợ lý Chủ tịch nước được bầu làm Chủ tịch Hội.

Từ sau Đại hội X, tại nhiều địa phương, tổ chức Hội đã phát triển đến các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Quảng Ninh … và một số cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện. Đầu năm 2005 Hội đã thiết lập được: 62 Hội Luật gia cấp tỉnh; 44 Chi Hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội.

Về số lượng hội viên, từ 800 hội viên năm 1980 đã tăng lên 5.200 vào năm 1993, 13.000 vào năm 1998, và đầu năm 2005 là 30.500 hội viên. Đến Đại hội XI (2009) số lượng hội viên là 44.000 người, trong đó 80% có trình độ Đại học và trên Đại học, nhiều Hội viên là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chính là tiềm lực trí tuệ dồi dào của Hội Luật gia Việt Nam.

Tại Đại hội XI, với sự tín nhiệm cao của hội viên và các cấp Hội, luật gia Phạm Quốc Anh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2009 - 2014.

Hệ thống tổ chức của hội tiếp tục được củng cố và phát triển,tổ chức hội đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3.2 Những thành tựu cơ bản

Giai đoạn 2004 - 2014 là giai đoạn Hội có nhiều đổi mới, đạt nhiều thành tựu quan trọng về công tác đối nội và công tác đối ngoại. Hoạt động của các cấp Hội đã nhận được sự đánh giá cao và dành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước cũng như của các cơ quan và tổ chức trong nước và ngoài nước.

Về công tác đối nội, trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, thực hiện cải cách tư pháp, cải cách hành chính và thực hiện chủ trương xã hội hóa một số mặt công tác của nhà nước, nhiệm vụ của các cấp Hội đã được mở rộng và nặng nề hơn, song hoạt động của các cấp hội trong cả nước đã có nhiều khởi sắc về chất lượng.

Hội Luật gia Việt Nam đã tham gia tích tích cực vào thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng và có tính cạnh tranh cao, để tạo thế chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát huy năng lực của mình trong thực hiện chủ trương của Đảng về xã hội hoá một số lĩnh vực trong hoạt động tư pháp như tuyên truyền giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, hoà giải ở cơ sở … Hội đã thành lập thêm các Trung tâm tư vấn pháp luật như Trung tâm tư vấn pháp luật Việt - Trung - ASEAN; Trung tâm tư vấn pháp luật Việt - Mỹ; Văn phòng tư vấn, hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp, Trung tâm tư vấn pháp luật tái hòa nhập cộng đồng, Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế, Viện pháp luật và kinh tế ASEAN, Viện pháp luật kinh doanh và đầu tư Châu Âu.

Công tác tư vấn pháp luật đã có những bước phát triển mới, đã hợp tác tư vấn pháp luật cho các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam như Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam VINASHIN, Tổng công ty VINACONEX, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Airlines. Ngoài ra, các Trung tâm của Hội hàng năm tư vấn cho hàng nghìn khách hàng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, thương mại, đầu tư …

Hoạt động trợ giúp pháp lý đã mở rộng đến người dân sống ở nông thôn lạc hậu, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là tới cả các trại giam để cung cấp kiến thức pháp luật cho các phạm nhân. Theo báo cáo của các tỉnh, thành hội, trong giai đoạn này các Trung tâm tư vấn pháp luật đã thực hiện tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho 890.128 lượt người.

Trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật, các cấp Hội đã tham gia tích cực vào hoạt động lập pháp và lập quy của cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Hội Luật gia Việt Nam được Quốc Hội giao chủ trì xây dựng Dự án Luật Trọng tài Thương mại và Luật trưng cầu ý dân, trong đó Luật trọng tài thương mại đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 7, tháng 6 năm 2010. Hội cũng đã tham gia góp ý kiến cho hàng trăm dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định quan trọng do các cơ quan khác soạn thảo, đặc biệt là đã tổ chức tốt việc lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và đóng góp những ý kiến thiết thực, có giá trị cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Việc tham gia các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán và Kiểm sát viên tiếp tục được các cấp Hội duy trì với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả làm việc cao. Trong giai đoạn 2004 - 2014, Trung ương hội và các cấp hội đã tham gia tuyển chọn để bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại: 180 kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, 130 thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 85 thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương, 212 thẩm phán Tòa án quân sự các cấp và hàng nghìn thẩm phán, kiểm sát viên ở địa phương.

Công tác nghiên cứu khoa học pháp lý được Hội duy trì với các đề tài nghiên cứu cấp Bộ quan trọng. Trong gia đoạn 2004 – 2014, Trung ương hội và các Viện nghiên cứu trực thuộc Trung ương Hội đã tổ chức thực hiện thành công 5 đề tài nghiên cứu khoa học và đang triển khai thực hiện 2 đề tài nghiên cứu khoa học do Bộ Khoa học và Công nghệ giao, đặc biệt là đề tài xã hội hoá hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang được triển khai thực hiện.

Hội cũng chú trọng phát triển công tác thông tin, báo chí, nâng cao chất lượng nội dung của Báo Đời sống và pháp luật; Tạp chí pháp lý; Tạp chí Pháp luật và phát triển (song ngữ), đặc biệt đã xây dựng thành công trang thông tin điện tử của Hội.

Hội Luật gia Việt Nam có được những thành công như nêu trên, ngoài sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự định hướng đúng đắn trong đường lối phát triển của lãnh đạo Trung ương Hội, phải kể đến sự phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, về nhân lực của các cấp Hội để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao và các chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ Hội.

Về công tác đối ngoại, cùng với những thành tựu trong hoạt động đối nội, hoạt động đối ngoại của Hội trong giai đoạn 2004 - 2014 đã có những bước phát triển mạnh mẽ, được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Nắm vững quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động đối ngoại với định hướng quan trọng là “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế…”, Hội Luật gia Việt Nam đã tích cực, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác pháp luật với các nước. Hàng năm Hội tổ chức nhiều chuyến thăm song phương để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các hiệp hội nghề luật của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hội tiếp tục thiết lập quan hệ hợp tác với Hiệp Hội Luật gia, luật sư một số quốc gia khác như Đoàn Luật sư Seoul - Hàn Quốc, Hiệp hội Luật sư toàn Ấn Độ, Hội Luật gia Belarus ...

Đặc biệt trong giai đoạn này, Trung ương Hội đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để tăng cường nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động của Hội như: các dự án hợp tác với Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Quỹ Nhi đồng của Liên Hợp quốc (UNICEF), Actiona Aid,Viện KAS (CHLB Đức), Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức); Hiệp hội Luật sư Canada (CBA); Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA); Trung tâm Nhân quyền Nauy; Tổ chức X-CON của Thuỵ Điển... Ngoài ra, Hội còn đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về những vấn đề có tính thời sự như Hiến chương ASEAN; về bảo vệ quyền của người lao động di trú; về gia nhập và thực thi Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế... Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, Hội đã liên tục phối hợp với Học viện quan hệ ngoại giao - Bộ Ngoại giao, trường Đại học Luật Hồ Chí Minh tổ chức nhiều cuộc Hội thảo quốc tế về Biển Đông, gây tiếng vang lớn ở trong nước và quốc tế, giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý trên Biển Đông và có tiếng nói ủng hộ cho quan điểm của Việt Nam về vấn đề này.

Một mốc son quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Hội trong giai đoạn này, đó là Hội đã đăng cai và tổ chức thành công Đại hội Hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL) lần thứ 17 và Đại hội Hiệp Hội luật các nước Đông Nam Á (ALA) lần thứ X tại Hà Nội vào năm 2009. Tại Đại hội ALA lần thứ X, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh đã vinh dự được được bầu làm Chủ tịch ALA nhiệm kỳ 2009 – 2012. Trong suốt nhiệm kỳ làm Chủ tịch ALA, Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều đóng góp để đổi mới các hoạt động của ALA, đồng thời đã tích cực thúc đẩy để nước cuối cùng của ASEAN là Miamar gia nhập ALA vào năm 2012.

Cũng trong năm 2009, Hội Luật gia Việt Nam với sự giúp đỡ của Hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL) đã tham gia giúp các nạn nhân chất độc da cam/dioxin khởi kiện các Công ty hoá chất Hoa Kỳ để đòi bồi thường cho các nạn nhân. Hội cung cấp các văn bản pháp lý và tổ chức toạ đàm để kêu gọi sự giúp đỡ đối với các nạn nhân chất độc da cam.

Năm 2013 Hội Luật gia Việt Nam đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra các cuộc họp IADL để tranh thủ sự ủng hộ của giới luật gia quốc tế đối với Việt Nam. Ngày 11 tháng 11 năm 2013, IADL đã ra tuyên bố kêu gọi các bên không tiến hành các hành động làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông; giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngày 09/5/2014 và ngày 25/6/2014 Hội  Luật gia Việt Nam ra tuyên bố cực lực phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam và có các hành động leo thang đâm chìm tàu cá của Việt Nam, đồng thời thông báo sự việc cho toàn thể các thành viên của IADL và đề nghị IADL ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam bảo vệ quyền chủ quyền trong thềm lục địa của mình. Ngày 11.6.2014, IADL đã công bố bản tuyên bố về vấn đề này và Chủ tịch IADL gửi thư đến Chính phủ và các cơ quan liên quan của Trung Quốc yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Với những thành tựu nói trên, giai đoạn 2004 - 2014 đã ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử xây dựng và phát triển của Hội. Những kết quả tốt đẹp đó mở ra những cơ hội mới để Hội tiếp tục phát triển  cùng với sự phát triển của đất nước và sự tiến bộ của xã hội.

4. Giai đoạn từ 2014 đến nay

4.1 Xây dựng tổ chức và phát triển hội viên

Đại hội XII Hội Luật gia Việt Nam diễn ra trong hai ngày 19 và 20/9/2014 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Hà Nội, trong không khí phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (4/4/1955 – 4/4/2015) của tất cả các cấp hội và hội viên trong cả nước.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2014-2019 gồm 111 ủy viên, trong đó đồng chí Nguyễn Văn Quyền – Đại biểu Quốc hội Khóa XIV, nguyên Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội (khóa XI) được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam (khóa XII).

Đại hội XIII Hội Luật gia Việt Nam diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng 9 năm 2019 tại Bảo tàng Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ 2019-2024 gồm 114 ủy viên, đồng chí Nguyễn Văn Quyền tái cử Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIII.

Đến nay, hệ thống tổ chức hội gồm có: 63 Hội Luật gia các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 52 Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội; 483 Hội Luật gia các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó có 22 Hội được thành lập mới trong nhiệm kỳ; 671 Chi hội Luật gia trực thuộc Hội luật gia các tỉnh, thành phố, trong đó có 91 Chi hội Luật gia được thành lập mới trong nhiệm kỳ; hơn 2500 Chi hội Luật gia xã, phường, thị trấn, trong đó có 561 Chi hội Luật gia thành lập mới trong nhiệm kỳ.

Tổng số Hội viên Hội luật gia Việt Nam hiện nay là hơn 65.000 người, trong đó số hội viên được kết nạp mới trong giai đoạn này là hơn 19.000 người; số hội viên đã được cấp đổi thẻ mới là 64.093 hội viên. Cùng với việc tăng cường về số lượng, các cấp hội cũng quan tâm đến bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao chất lượng hội viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của hội.

4.2 Những thành tựu cơ bản

Trong giai đoạn 2014 đến nay, trên cơ sở bám sát các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ được thể hiện trong Chỉ thị số 56-CT/TW ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị, Kết luận số 19-KL/TW ngày 23/5/2012 của Ban Bí thư, Thông báo kết luận số 50-TB/TW ngày 17/7/2018 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 24/5/2013, Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong buổi đến thăm và làm việc với Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam ngày 14/8/2015 và đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong buổi đến thăm và làm việc với Đảng đoàn, Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam ngày 19/1/2018, các cấp hội và hội viên đã đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XII đã đề ra.

Dưới đây là những kết quả chủ yếu trên các mặt công tác của Hội trong giai đoạn này.

4.2.1. Công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật

Từ sau đại hội XII đến nay, công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Trung ương Hội và các cấp Hội địa phương được triển khai thường xuyên, sâu rộng, có chất lượng, hiệu quả và đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

- Chủ trì soạn thảo thành công Luật Trưng cầu ý dân. Hội Luật gia Việt Nam vinh dự được Quốc hội khóa XIII giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng Luật Trưng cầu ý dân. Để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, Thường trực Trung ương Hội đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các hoạt động theo đúng quy định của Luật ban hành quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng và tiến độ xây dựng Dự án Luật. Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua Luật Trưng cầu ý dân với tỷ lệ nhất trí cao (với 426/435 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 86,23% tổng số Đại biểu Quốc hội).

- Tham gia có hiệu quả vào Ban soạn thảo, Tổ biên tập các dự án Luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật khác. Đại diện Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã tham gia vào ban soạn thảo, tổ biên tập 29 dự án luật, pháp lệnh, nghị định và văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong đó có các dự án luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật cạnh tranh, Luật trợ giúp pháp lý, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật kiểm toán Nhà nước…Nhiều chi hội luật gia ở các bộ, ngành và các cấp hội luật gia ở địa phương đã phát huy tốt vai trò, cử đại diện của tổ chức Hội trực tiếp tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong các ban soạn thảo, tổ biên tập của nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành và địa phương.

- Tổ chức nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm góp ý kiến vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Trong giai đoạn này, Trung ương Hội đã tổ chức được 99 cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học góp ý kiến vào các chương trình, dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định quan trọng.

Ở địa phương, các cấp Hội Luật gia đã tích cực tham gia các hoạt động theo các chương trình, kế hoạch của Trung ương Hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố. Cụ thể là, các cấp hội địa phương đã tham gia góp ý kiến xây dựng vào hơn 80.000 lượt văn bản quy phạm pháp luật (nhiệm kỳ trước là 43.000 lượt văn bản QPPL) và đã tham gia rà soát hơn 27.000 văn bản pháp luật hiện hành, phát hiện những bất cập và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

- Tham gia khảo sát, tổng kết, đánh giá thi hành pháp luật. Hội Luật gia Việt Nam đã tham gia có hiệu quả vào việc khảo sát, tổng kết việc thi hành một số văn bản quy phạm pháp luật và một số chương trình, đề án.

4.2.2. Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn giải quyết khiếu nại và hòa giải ở cơ sở

Công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý

Công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tiếp tục được các cấp Hội chủ động triển khai thường xuyên và hiệu quả. Các trung tâm tư vấn pháp luật tiếp tục được củng cố, kiện toàn và thành lập mới. Đến nay, Hội đã có 81 trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý được thành lập và duy trì được hoạt động thường xuyên, trong đó 10 trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Trung ương hội và 71 trung tâm trực thuộc Hội Luật gia các tỉnh, thành phố. Đội ngũ cán bộ làm công tác TVPL và TGPL được tăng cường, việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được chú trọng. Đa số cán bộ làm việc tại các trung tâm đã được tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

Các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Trung ương Hội tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, thu hút được một số nguồn lực tài chính và phối hợp với các tỉnh, thành Hội tổ chức có hiệu quả một số chương trình, đề án. Trung tâm TVPL cho người nghèo và phát triển cộng đồng đã thực hiện tư vấn miễn phí tại Văn phòng cho 150 đến 200 lượt người/năm. Trong khuôn khổ dự án ADDA, Trung tâm đã phối hợp với Hội Luật gia Lào cai, Sơn La và Lai Châu tiến hành 606 cuộc tư vấn tại các thôn, bản cho 26.270 lượt người; đã mở 30 lớp tập huấn cho 1.252 trưởng thôn, bản và nhiều lớp tập huấn cho 1.251 tư vấn viên, cộng tác viên pháp luật. Đã in và phát hành 42.000 tờ rơi và 15.600 cuốn sách cẩm nang tuyên truyền pháp luật  tới một số thôn, bản vùng thực hiện dự án. Trung tâm TVPL tại thành phố Hồ Chí Minh đã tư vấn cho 1.220 lượt người dân, tổ chức; tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, cử luật gia, luật sư tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho 480 lượt người dân và đã tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý qua điện thoại cho hàng nghìn lượt người dân, doanh nghiệp. Trung tâm tư vấn pháp luật và chính sách về y tế HIV/AIDS triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mạng lưới tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng” do quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF) tài trợ. Trung tâm cũng đã mở đường dây 18001029 tư vấn pháp luật miễn phí cho người nhiễm HIV và đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao trong cả nước. Trung tâm tư vấn pháp luật tái hòa nhập cộng đồng thực hiện dự án “Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho những người mới chấp hành xong hình phạt tù” do Quỹ JIFF hỗ trợ. Trung tâm tư vấn pháp luật cho người chưa thành niên đã thực hiện TVPL cho hơn 700 phụ nữ và các cháu chưa thành niên các vấn đề liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, bạo hành phụ nữ, trẻ em tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam, Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh.

Ở địa phương, công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng là người nghèo, dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách và những nhóm người yếu thế trong xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, trên các kênh truyền hình trung ương, địa phương và mở các chuyên mục riêng trên các báo, bản tin pháp luật của hội... Trong giai đoạn này, các trung tâm tư vấn pháp luật của các địa phương đã thực hiện tư vấn pháp luật được gần 401.000 vụ việc và trợ giúp pháp lý được hơn 108.000 vụ việc. Nhiều cấp hội đã chú trọng gắn công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý với công tác hoà giải, góp phần thiết thực vào việc giải quyết thành công nhiều vụ việc tranh chấp ở cơ sở. Nhiều trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý đã chủ động thu hút được các luật gia có trình độ, kinh nghiệm và nhiệt tình tham gia tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm, trong đó có các trung tâm của Hội Luật gia các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Lai Châu, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, An Giang…

Công tác tư vấn giải quyết khiếu nại

Công tác tư vấn giải quyết khiếu nại của các cấp hội luật gia tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được những kết quả rõ nét. Hội Luật gia nhiều tỉnh, thành phố được cấp uỷ, chính quyền giao nhiệm vụ giúp chính quyền nắm tình hình, nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết và chủ động thực hiện các hoạt động để tiếp xúc, đối thoại với nhân dân nhằm giải thích cho nhân dân hiểu rõ bản chất của vụ việc và cách thức giải quyết hợp pháp và hợp lý. Nhiều tỉnh, thành Hội phát huy vai trò, trách nhiệm là thành viên của Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc UBND tỉnh trong việc tư vấn giúp chính quyền giải quyết nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; tham gia các cuộc đối thoại với công dân do UBND tỉnh tổ chức. Nhiều ý kiến của Hội Luật gia đã được các cơ quan ghi nhận và đánh giá cao. Trong thời gian vừa qua, các cấp hội đã thực hiện tư vấn giải quyết khiếu nại được gần 27.500 vụ việc.

 Hội Luật gia Việt Nam đã tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 01 ngày 11/11/2014 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở. Đại diện của Hội luật gia Việt Nam đã tham gia tích cực các hoạt động và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao với vai trò là trưởng đoàn và thành viên các đoàn giám sát liên ngành theo chương trình, kế hoạch đề ra. Trong đó, có 2 vụ việc (vụ khiếu nại của bà Trần Thị Kim Tân ở Thái Bình, và vụ khiếu nại của ông Lê Văn Chung ở Thanh Hóa) đã được Hội Luật gia Việt Nam chủ động đề xuất và được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa vào Chương trình giám sát, đồng thời giao cho Hội làm nòng cốt trong quá trình giám sát. Những kiến nghị qua 2 cuộc giám sát này được các cơ quan chức năng đồng tình chấp nhận và xử lý theo hướng đề xuất của Đoàn giám sát. Hiện nay, Hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình phối hợp số 02 ngày ngày 11 tháng 10 năm 2018 và Hội cũng đã lựa chọn một số vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài được dư luận quan tâm để báo cáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa vào kế hoạch tổ chức giám sát tại cơ sở trong năm 2020.

Ở địa phương, các tỉnh, thành Hội cũng đã ký kết quy chế phối hợp, tham gia tích cực và triển khai các hoạt động thực hiện chương trình phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan. Nhiều tỉnh, thành Hội đã triển khai thực hiện có hiệu quả cao công tác này như: Đồng Tháp, Quảng Nam, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Bình, Bình Dương…

Công tác hòa giải ở cơ sở

Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện chủ trương tăng cường công tác hoà giải ở cơ sở, các cấp hội ở địa phương đã giới thiệu hội viên có năng lực, tín nhiệm tham gia các tổ hoà giải ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố. Nhiều cấp hội đã chú trọng gắn công tác trợ giúp pháp lý với công tác hoà giải, tham gia hòa giải hàng nghìn việc tranh chấp nhỏ về dân sự, đất đai, nhà cửa, hôn nhân và gia đình; đấu tranh ngăn chặn kịp thời những hành vi liên quan đến ma túy, mại dâm, trộm cắp, cướp giật... góp phần thiết thực vào việc giải quyết thành công nhiều vụ việc tranh chấp ở cơ sở. Từ cuối năm 2014 đến nay các cấp hội đã tham gia thực hiện hòa giải thành gần 110.000 các tranh chấp nhỏ.

4.2.3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Sau đại hội XII (tháng 9/2014) đến nay, công tác phổ biến và giáo dục pháp luật của Hội tiếp tục được đẩy mạnh, phạm vi các hoạt động được mở rộng, nội dung và hình thức ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên, góp phần kịp thời phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Dưới đây là một số kết quả chủ yếu đã đạt được:

Tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và địa phương

Ở Trung ương, đại diện Thường trực Trung ương Hội và các cán bộ của Hội đã tham gia đầy đủ và có trách nhiệm các hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Hội đồng phân công và thường xuyên tham mưu, đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Hội Luật gia Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo Hội đề ra các chủ trương, quan điểm chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội, đồng thời Hội đồng đã chủ động xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch và các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội.

Ở địa phương, Hội Luật gia các tỉnh, thành phố đều là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các tỉnh, thành phố. Đại diện của Hội luật gia các tỉnh, thành phố luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và được đánh giá cao. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Hội Luật gia Việt Nam, các đơn vị thuộc Trung ương Hội và các cấp Hội địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị mình.

Chủ động phát huy năng lực của Hội, huy động được đông đảo đội ngũ luật gia tham gia vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và đã đạt được những kết quả quan trọng

Trong giai đoạn này, Hội luật gia Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội và góp phần thực hiện những chủ trương, kế hoạch chung về phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có một số hoạt động sau:

- Tham gia sơ kết 03 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định những kết quả đã đạt được, phân tích những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc và rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc chỉ đạo và thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong hệ thống Hội luật gia Việt Nam.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11).

- Triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Trưng cầu ý dân.

- Tham gia tích cực vào việc tuyên truyền pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Trung ương Hội và các cấp hội đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào các Hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, tham gia giới thiệu người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân, tham gia hoạt động giám sát thực hiện Luật bầu cử, góp phần vào thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

- Ở các địa phương, các cấp hội luật gia đã phát huy tốt vai trò của Hội, huy động được nhiều luật gia tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các cuộc tuyên truyền lưu động, tập huấn văn bản; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (bằng cả tiếng Việt và tiếng dân tộc). Đưa nội dung tuyên truyền vào các chương trình văn nghệ, cổ động; biên soạn và phát hành bản tin pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, sổ tay pháp luật, chuyên đề pháp luật về phòng chống tội phạm; xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật.v.v... Trong thời gian qua, các cấp Hội Luật gia đã tổ chức được 525.000 buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho 19.800.000 người dân, phát hành gần 5 triệu các loại bản tin pháp luật, tờ rơi, tờ gấp.v.v.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật trong khuôn khổ Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”

Trong ba năm thực hiện, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, trong đó có các nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật đã cơ bản được hoàn thành với kết quả tốt. Kết thúc 3 năm thực hiện Đề án, Hội đã tổ chức tổng kết, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho Hội được tiếp tục thực hiện Đề án giai đoạn hai.

Ngày 25/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 705/QĐ-TTg ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, trong đó giao cho Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục chủ trì triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021. Thường trực Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp Hội kịp thời báo cáo với cấp uỷ, chính quyền xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án và đã hoàn thành các nhiệm vụ thuộc đề án được đề ra. Ở các địa phương, 100% Hội Luật gia các tỉnh, thành phố đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án này tại địa phương.

4.2.4. Tham gia công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, giám sát, phản biện xã hội, giám sát việc thi hành pháp luật

Trong giai đoạn này, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính và giám sát việc thi hành pháp luật.

Ở Trung ương, Lãnh đạo Hội đã tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương và hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Ban chỉ đạo giao. Đồng chí Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã trực tiếp tham gia các hoạt động về tuyển chọn thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp, đóng góp nhiều ý kiến về đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các thẩm phán, kiểm sát viên và vào các dự thảo án lệ.

Ngày 18/12/2017 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã ban hành Chương trình làm việc số 05-CTr/BCĐCCTPTW, trong đó giao cho Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam chủ trì xây dựng Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số tư pháp” để trình Ban Chỉ đạo cho ý kiến tại phiên họp thứ 8 (tháng 12/2018). Đảng đoàn và Thường trực Trung ương Hội đã kịp thời chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tháng 12/2018 đã có báo cáo trình Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số tư pháp” và đề xuất với Ban chỉ đạo cho Hội được tiếp tục triển khai Đề án trong trong những năm tiếp sau.

Đại diện Lãnh đạo Hội cũng đã tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức góp ý kiến trực tiếp một số văn bản do Hội đồng Tư vấn và các cơ quan hữu quan chuyển đến.

Ở địa phương, các cấp Hội tiếp tục tham gia tích cực vào công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, giám sát việc thi hành pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội, góp phần quan trọng vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Các cấp Hội tham gia thực hiện các hoạt động giám sát theo yêu cầu của Hội đồng Nhân dân tỉnh và Ban dân chủ pháp luật của Mặt trận tổ quốc tỉnh; tham gia Đoàn giám sát của ủy ban MTTQVN tỉnh giám sát việc thực hiện Pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Các cấp Hội đã tham gia vào hơn 6.337 đoàn giám sát theo yêu cầu.

4.2.5. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

Công tác đối ngoại nhân dân để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc

Trong giai đoạn 2014 đến nay, được sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sự quan tâm, hướng dẫn của Ban Đối ngoại Trung ương và sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan hữu quan, Hội Luật gia Việt Nam đã phát huy vị thế của mình là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có uy tín trong cộng đồng luật gia quốc tế để triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Với tư cách là thành viên của Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) và Hội luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP), Hội đã vận động, thuyết phục được hai tổ chức này kịp thời ra các tuyên bố vào các thời điểm cần thiết để ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Cụ thể là:

- Năm 2014, Hội Luật gia dân chủ quốc tế đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời gửi thư tới Chính phủ Trung Quốc đề nghị giải thích cơ sở pháp lý của hành động này và đề nghị Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Cùng với việc ra Tuyên bố, Hội Luật gia dân chủ quốc tế còn cử đại diện sang Việt Nam để cùng với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức họp báo công bố tuyên bố trên.

- Năm 2016, ngay sau khi Tòa trọng tài ra Phán quyết đối với vụ Phi-líp-pin kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, cả IADL và COLAP đều ra Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài và kêu gọi các bên liên quan tuân thủ phán quyết này và kiềm chế các hoạt động gây căng thẳng và quân sự hóa tại Biển Đông.

Ngoài việc đề nghị các tổ chức trên ra tuyên bố, tại các hội nghị thường niên của IADLvà COLAP, Hội Luật gia Việt Nam đều cố gắng đề xuất đưa vào chương trình nghị sự của hội nghị những nội dung thảo luận về vấn đề Biển Đông, trên cơ sở đó, ra Tuyên bố chung của hội nghị, trong đó có một phần nội dung về vấn đề Biển Đông. Ví dụ: tại Hội nghị của Hội luật gia Châu Á Thái Bình Dương tháng 8/2018 tại In-đô-nê-xi-a, Hội Luật gia Việt Nam đã vận động đưa được vào chương trình hội nghị một chủ đề thảo luận về Biển Đông cùng với ba chủ đề thảo luận khác của hội nghị và đã vận động ra được Tuyên bố về vấn đề Biển Đông những nội dung rất có lợi cho phía ta như sau: (1) Cần thực hiện phi quân sự tại Biển Đông; (2) Cần lập tức rút hết các lực lượng và phương tiện quân sự tại Biển Đông; (3) Tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp một cách hoà bình tại Biển Đông, bao gồm việc soạn thảo và thông qua Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC); (4)Tôn trọng và tuân thủ phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện của Phi-líp-pin đối với Trung Quốc về Biển Đông và (5) Công nhận các quyền tự do hàng hải của các nước theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển.

Đặc biệt, trong 2 hai năm gần đây Hội Luật gia Việt Nam đã vận động được Hội Luật gia dân chủ quốc tế tổ chức hai cuộc hội thảo quốc tế riêng biệt về vấn đề Biển Đông với chủ đề: “Tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông”. Cụ thể: năm 2017 hội thảo được tổ chức tại Nhật Bản với sự phối hợp của Hiệp hội luật gia đoàn kết Nhật Bản, năm 2018 tổ chức tại Nga, với sự phối hợp của Tổ chức Quỹ con đường hòa bình của Nga.

Ngoài các hoạt động nêu trên, Hội cũng đã phối hợp với Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Ngoại giao tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về chủ đề Biển Đông (5 cuộc với Học viện Ngoại giao và 2 cuộc với Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh). Các cuộc hội thảo này đã thu hút hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước tham dự và là diễn đàn khoa học có ý nghĩa thiết thực để các chuyên gia, học giả Việt Nam giới thiệu về quan điểm của ta về vấn đề chủ quyền biển đảo, đồng thời góp phần giúp cộng đồng quốc tế nhận thức rõ những tác động và ảnh hưởng tiêu cực do hành động vi phạm luật pháp quốc tế của phía Trung Quốc gây ra đối với hòa bình, an ninh trong khu vực.

Vì những thành tích nêu trên, Hội Luật gia Việt Nam đã bốn năm liên tiếp (2016, 2017, 2018, 2019) được Ban Đối ngoại Trung ương Đảng tặng cờ thi đua là đơn vị đi đầu trong công tác đấu tranh, vận động bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng chí Chủ tịch và Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại được tặng bằng khen cá nhân về công tác này.

Tham gia ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác song phương với một số tổ chức nghề luật trên thế giới và trong khu vực

Trong giai đoạn 2014 - 2020, Hội tiếp tục tổ chức các đợt giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa giới luật gia Việt Nam với những hiệp hội nghề luật đã ký kết thỏa thuận hợp tác như Đoàn Luật sư Seoul - Hàn Quốc, Hội luật học Trung Quốc, Hiệp hội Luật sư toàn Ấn Độ, Hội Luật gia Belarus, Hội Luật gia Liên bang Nga…, đồng thời đã ký kết thêm 03 thỏa thuận hợp tác song phương mới với Đoàn luật sư tiểu bang California - Hoa Kỳ, Viện lập pháp và pháp luật so sánh Liên bang Nga và Đoàn luật sư Lào. 

Việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác song phương nói trên đã tạo điều kiện cho các thành viên của Hội có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm hoạt động, cũng như trao đổi về các vấn đề pháp luật mà hai bên cùng quan tâm.

Huy động các nguồn tài trợ quốc tế góp phần tăng cường năng lực cho Hội Luật gia Việt Nam

Hội Luật gia Việt Nam thường xuyên chủ động, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án, hoạt động hợp tác phù hợp với hoạt động chuyên môn của Hội. Trong giai đoạn 2014 - 2020, Hội đã huy động được nhiều nhà tài trợ như UNDP, ADDA, Sida (Thụy Điển), ActionAid, Bread for the World, USAID (thông qua dự án GIG), KAS, UNICEF... hỗ trợ cho hoạt động góp ý kiến vào các văn bản pháp luật và trợ giúp pháp lý của Trung ương Hội và nhiều tỉnh/thành Hội, góp phần tháo gỡ các khó khăn về kinh phí cho các cấp hội. Các dự án hợp tác đều được Hội làm thủ tục phê duyệt và thực hiện một cách hiệu quả, tiết kiệm theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nhà tài trợ.

 4.2.6. Công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản và nghiên cứu khoa học

Công tác thông tin, tuyên truyền

Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã chỉ đạo các cấp hội chủ động đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các văn bản của Trung ương Hội đến hội viên và Nhân dân, đặc biệt là các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác của Hội Luật gia Việt Nam, như Kết luận số 19-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam và Thông báo số 50-TB/TW ngày 17/7/2018 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Các cấp hội đã chủ động tổ chức tốt việc học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tới đông đảo hội viên và các tầng lớp Nhân dân; nghiên cứu vận dụng và đề ra các chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của hội.

Trong giai đoạn này, công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống về hội cũng đã được tăng cường, kịp thời phản ánh về những sự kiện quan trọng và kết quả hoạt động của hội, phát hiện và nêu gương những đơn vị, cá nhân luật gia điển hình, tiêu biểu trong công tác hội.

Ngày 04/04/2015, Hội đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Hội (04/04/1955 – 04/04/2015) với sự tham dự của 356 đại biểu, đại diện cho hơn 46.000 hội viên sinh hoạt tại 63 Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 52 chi hội và 16 đơn vị trực thuộc Trung ương Hội. Đến dự Lễ Kỷ niệm có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng; Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các ban của Đảng; các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thường trực Trung ương Hội đã chỉ đạo kiện toàn Trang thông tin điện tử tổng hợp của Trung ương Hội. Hiện nay, Trang thông tin điện tử tổng hợp đã đi vào hoạt động ổn định, liên tục cập nhật các hoạt động nổi bật của Trung ương Hội cũng như một số hoạt động nổi bật của các cấp Hội địa phương. Theo đó, đã đăng tải Tin tổng hợp về các sự kiện quan trọng diễn ra trong hoạt động Hội, các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm góp ý kiến vào các dự án Luật, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, các cuộc gặp song phương giữa Hội Luật gia Việt Nam và các tổ chức quốc tế....cũng như đăng tải kịp thời các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là kênh thông tin hữu ích giúp các cấp Hội cập nhật thông tin về các hoạt động của Hội nói chung, đồng thời cũng là nơi các cấp Hội chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động nổi bật của đơn vị mình.

Công tác báo chí, xuất bản

Các cơ quan ngôn luận của hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, bám sát các hoạt động của hội để tổ chức các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao chất lượng về nội dung. Báo Đời sống và Pháp luật tiếp tục đổi mới về nội dung và hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, xây dựng thêm các chuyên mục mới, phát hành thêm những ấn phẩm mới. Báo Đời sống và pháp luật đã tổ chức được nhiều sự kiện có ý nghĩa như: Tổ chức và trao giải cuộc thi “Tìm hiểu Pháp luật về Biển đảo Việt Nam lần thứ Nhất 2014”; Phối hợp tổ chức trao giải thưởng “Luật gia vì cộng đồng lần thứ nhất”; Tổ chức cuộc thi Viết về gia đình Việt Nam với chủ đề “Ba ngọn nến lung linh”... Tạp chí Pháp lý tiếp tục đổi mới về nội dung và hình thức, mở thêm các chuyên mục, chuyên trang và ấn phẩm mới, nâng cao chất lượng của tạp chí, kịp thời phản ánh những vấn đề, sự kiện pháp lý, các hoạt động của Hội được dư luận xã hội quan tâm. Tạp chí Pháp luật và phát triển xuất bản tiếng Việt và tiếng Anh đi vào hoạt động ổn định, kịp thời tuyên truyền về các sự kiện pháp lý trong nước ra nước ngoài. Nhà xuất bản Hồng Đức tiếp tục thực hiện tốt chức năng xuất bản và phát hành các ấn phẩm có giá trị cho xã hội và phục vụ cho công tác tuyên truyền của hội. Nhiều Hội Luật gia tỉnh, thành phố đã biên tập và xuất bản định kỳ các Bản tin pháp luật để cung cấp cho hội viên làm tư liệu tuyên truyền về những hoạt động trọng tâm của hội.

Nhiều Hội Luật gia cấp tỉnh có trang Web riêng và định kỳ xuất bản Bản tin Hội Luật gia như: Hội Luật gia các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lai Châu, Điện Biên, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Gia Lai...

Công tác nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ công tác hội được quan tâm hơn. Viện khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế tiếp tục triển khai các hoạt động nghiên cứu phục vụ các hoạt động của Hội. Viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu cấp bộ, 1 đề án và đấu thầu thành công 2 đề tài khoa học mới; chủ động tổ chức và tham gia vào nhiều hội thảo, toạ đàm khoa học..

Các ban chuyên môn và một số chi hội trực thuộc Trung ương hội cũng đã triển khai thực hiện thành công một số đề tài, dự án và đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm khoa học. Ở địa phương, nhiều Hội Luật gia tỉnh, thành phố cũng đã triển khai tốt công tác nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt, trong năm 2017 một số cán bộ, hội viên của Hội Luật gia Việt Nam có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu khoa học được ghi nhận và tôn vinh như: Tiến sĩ Nguyễn Văn Quyền, chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp nhà nước: “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Mã số: 03/2013/ĐTĐL đề tài đã được bảo vệ đạt kết quả xuất sắc. Giáo sư Lê Hồng Hạnh được Hội Luật gia Việt Nam đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tôn vinh là nhà khoa học tiêu biểu năm 2017…

4.2.7. Ký kết các Chương trình hợp tác với các Bộ, ngành ở Trung ương

Trong giai đoạn vừa qua, Hội đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức thông qua việc xây dựng và ký kết các chương trình phối hợp công tác. Đó là, Chương trình số 2727/CTPH-BTP-HLGVN phối hợp thực hiện công tác giai đoạn 2018-2023 giữa Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Tư pháp; Chương trình phối hợp số 03/CTPH- BTNMT-HLG ngày 05/10/2018 phối hợp Công tác xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2018 - 2023 giữa Hội Luật gia Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường; Chương trình phối hợp công tác số 268/CTPH-VLA-VBA ngày 28/8/2018 giữa Hội Luật gia Việt Nam và Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam; Thỏa thuận hợp tác ngày 10/7/2018 giữa Hội Luật gia Việt Nam và Liên Đoàn Luật sư Việt Nam; Chương trình số: 377/CTPH-HLGVN-HLHPNVN ngày 06/12/2018 giữa Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chương trình phối hợp số 212/CTPH-LMHTXVN-HLGVN giữa Liên minh hợp tác xã với Hội Luật gia Việt Nam về hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý. Nội dung các chương trình phối hợp nói trên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng chính sách, pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý và giám sát việc thi hành pháp luật, hòa giải ở cơ sở. Trên cơ sở các văn bản đã ký kết ở Trung ương, các tỉnh, thành Hội cũng đã ký kết quy chế phối hợp, tham gia tích cực và triển khai các hoạt động thực hiện chương trình phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hướng về cơ sở, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xây dựng hệ thống tổ chức Hội Luật gia Việt Nam vững mạnh toàn diện, phát triển đội ngũ luật gia Việt Nam giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị tư tưởng, tận tụy với nghề, vì dân, vì công lý, phát huy vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Hướng tới thực hiện tốt mục tiêu trên, trong thời gian tới Hội luật gia Việt Nam phấn đấu thực hiện tốt những công tác chủ yếu sau:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp hội và hội viên về tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội Luật gia Việt Nam. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt các quan điểm, định hướng, nội dung của Chỉ thị số 56-CT/TW ngày 18/8/2000 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Luật gia Việt Nam; Kết luận số 19/KL-TW ngày 23/5/2012 của Ban Bí thư về tổng kết thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị; Thông báo số 50-TB/TW ngày 17/7/2018 của Ban Bí thư về sơ kết 05 năm thực hiện Kết luận số 19-KL/TW; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới; đồng thời tổ chức học tập, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể của mỗi cấp hội phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Hội.

2. Đẩy mạnh công tác tổ chức, cán bộ và Hội viên. Tiếp tục củng cố, phát triển hệ thống Hội Luật gia Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp vững mạnh, thống nhất; tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác Hội, nâng cao trình độ, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Hội và Hội viên.

3. Chủ động triển khai toàn diện các mặt hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ của Hội, đồng thời tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ đột xuất được Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền địa phương giao; chú trọng mở rộng và thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ trọng tâm và Hội có thế mạnh như: tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, tư vấn giải quyết khiếu nại; tham gia giám sát việc thi hành pháp luật, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật; tham gia cải cách tư pháp, cải cách hành chính; đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá, hoàn thành tốt Đề án “Xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”.

4. Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương hướng về cơ sở, tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương Hội với các tỉnh, thành Hội và các chi Hội, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động chung để thu hút và tập trung được trí tuệ của đội ngũ luật gia cả nước về những những vấn đề quan trọng. Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, kịp thời báo cáo với cấp uỷ, chính quyền về tình hình công tác của Hội và đề xuất các sáng kiến, đề án, nhiệm vụ để xin ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các cấp Hội luật gia thực hiện.

5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương hội với Đảng đoàn, Ban cán sự đảng của các bộ, ban, ngành, với cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thống nhất chỉ đạo công tác Hội Luật gia và tạo điều kiện cho các cấp Hội Luật gia có điều kiện thuận lợi để hoạt động.

6. Phát huy vai trò của Hội Luật gia Việt Nam với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), đồng thời mở rộng và tăng cường quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tăng cường mối quan hệ phối hợp trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực pháp luật. Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình đã ký kết với các bộ, ngành, đoàn thể hữu quan.

7. Tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Hội Luật gia Việt Nam với Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL), Hội luật gia Châu Á - Thái Bình Dương (COLAP), Hiệp hội luật gia các nước ASEAN (ALA), Hội Luật gia các nước và các tổ chức quốc tế khác mà hội đã có mối quan hệ; chủ động mở rộng mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân luật gia tiến bộ trên thế giới, động viên người Việt Nam là luật gia định cư ở nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng đất nước.

8. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng và xây dựng truyền thống của Hội luật gia Việt Nam. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam (04/4/1955 – 04/4/2020) và Đại hội thi đua yêu nước Hội Luật gia Việt Nam lần thứ ba./.

 


Số lượt người xem: 3024    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm