SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
4
5
4
8
6
8
Tin tức sự kiện 08 Tháng Mười Hai 2020 8:40:00 SA

Chào mừng ngày Quốc tế chống tham nhũng 9/12

 

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Công ước Liên hiệp quốc về Phòng, chống tham nhũng được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 năm 2005. Nội dung của Công ước bao gồm 8 chương, 71 điều quy định về các biện pháp mang tính phòng ngừa và xử phạt, hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản tham nhũng nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở tất cả các thành viên.

Tính đến ngày 6 tháng 02 năm 2020, Công ước đã có 187 thành viên, trong đó có 181 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc (trên tổng số 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc). Công ước đang ngày càng trở thành một trong các điều ước quốc tế phổ biến, được dẫn chiếu trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là trong những cam kết về chống tham nhũng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm: Công tác phòng chống; Hình sự hóa tội phạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.

Các biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định từ điều 5 đến điều 14 của Công ước, bao gồm các nội dung: quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, vinh danh những người chống tham nhũng, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã chọn ngày 09 tháng 12 hàng năm là ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti – Corruption Day).

Tại Việt Nam, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN “Về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng”, theo đó Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2009. Sau hơn 10 năm tham gia Công ước, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước, chú trọng toàn diện ở cả khía cạnh phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính công, tài sản công; phát huy sự tham gia tích cực của người dân và xã hội trong giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng như nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng như mở rộng chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, kèm theo các hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức ở khu vực ngoài nhà nước (hành vi tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ), để từ đó quy định các cơ chế, biện pháp phòng, chống tham nhũng phù hợp, hiệu quả; tăng cường các biện pháp phòng ngừa theo yêu cầu của Công ước, đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; thực hiện trách nhiệm giải trình, kiểm soát xung đột lợi ích kết hợp với cơ chế chủ động kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; bổ sung các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật.

          Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, xác định là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, có ý nghĩa quan trọng, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố nên đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp thuộc thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường xã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí được quy định trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố từng bước chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các giải pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm hành vi tiêu cực. Việc thực hiện về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức đã phát huy tác dụng, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và kiềm chế tham nhũng trên một số lĩnh vực; trong quần chúng nhân dân cũng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về đấu tranh chống tham nhũng.

          Chào mừng ngày Quốc tế chống tham nhũng (09 tháng 12 năm 2020), Ban Chỉ đạo Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo 3004) đã ban hành Kế hoạch tổ chức kỷ niệm “Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng – 09/12” năm 2020 trên địa bàn Thành phố ngày 27 tháng 11 năm 2020, qua đó nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng; ý nghĩa của ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng – 09/12; Công ước Liên Hiệp Quốc về phòng chống tham nhũng (UNCAC), đồng thời giao các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng năm 2020 thiết thực, hiệu quả, qua đó đẩy mạnh tuyên tuyền chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính./.


Số lượt người xem: 6142    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm