SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
4
3
9
4
6
7
Cải cách hành chính 18 Tháng Mười 2010 8:00:00 SA

Bộ thủ tục hành chính lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh

 

  Quyết định số 4359/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

 

Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4359/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2009

của Ủy ban nhân dân thành phố)

                           LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
                                  1 - Thủ tục Tiếp công dân                              (027877)
                                  2 - Thủ tục Xử lý đơn thư                                (027941)
                                  3 - Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần một     
                                  4 - Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần hai       (028014)
                                  5 - Thủ tục Giải quyết tố cáo                          (028056)

 

  1. Thủ tục tiếp công dân (Mẫu M01-TCD-Tải về):

    - Trình tự thực hiện:

    * Đối với người dân:

    Khi đến phòng Tiếp công dân Thanh tra thành phố phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có liên quan đến việc khiếu nại hay tố cáo.

    * Địa điểm và thời gian tiếp dân:

    + Tiếp dân tại Phòng tiếp công dân Thanh tra thành phố, số 13 Trần Quốc Thảo, phường 6, Quận 3.

    + Thời gian: sáng 7h30 đến 11h30; chiều 13h đến 17h, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

    * Đối với Cán bộ tiếp công dân:

     Kiểm tra hồ sơ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp:

    + Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ, thuộc thẩm quyền giải quyết, Cán bộ tiếp dân nhận hồ sơ  và cấp giấy Biên nhận  hồ sơ cho người dân;

    + Nếu hồ sơ khiếu nại, tố cáo chưa đầy đủ hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết thì Cán bộ tiếp dân hướng dẫn cho người dân  bổ sung hoặc đến nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    - Cách thức thực hiện:

    + Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần hồ sơ:

    + Đơn, Chứng minh nhân dân photo và các giấy tờ có liên quan.

    b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    - Thời hạn giải quyết:

    + Cấp biên nhận hồ sơ ngay sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và thuộc thẩm quyền.

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân và tổ chức

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chánh Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có.

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

    d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng Tiếp công dân Thành phố.

    - Kết quả thủ tục hành chính:

    + Loại khác: Biên nhận hồ sơ

    - Lệ phí: Không có.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu (M01- đơn khiếu nại)

    - Yêu cầu, điền kiện thực hiện thủ tục hành chính:.

    + Điều kiện 1: Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

    + Điều kiện 2: Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 3: Người khiếu nại phải làm đơn và khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 4: Việc khiếu nại chưa có quyết định khiếu nại lần hai.

    + Điều kiện 5: Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    * Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004-2005.

    * Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005.

    * Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2009.

    * Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2006.

  2. Thủ tục xử lý đơn thư (Mẫu M01-XLĐT-Tải về):

    - Trình tự thực hiện:

    * Đơn nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

    + Được nhận tại địa chỉ số 13 Trần Quốc Thảo, phường 6, quận 3.

    + Thời gian: sáng 7h30 đến 11h30; chiều 13h đến 17h, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

    + Sau khi nhận đơn thư cán bộ xử lý đơn sẽ phân loại như sau:

    * Đơn khiếu nại:

      Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết.

     + không thụ lý, nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại.

      Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết.

    + Đối với đơn thuộc thẩm quyền và có đủ các điều kiện thụ lý thì tiến hành thụ lý theo quy định pháp luật đồng thời thông báo  đơn đủ điều kiện thụ lý cho công dân qua đường bưu điện.

     + Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện để thụ lý phải có văn bản trả lời cho công dân và nêu rõ lý do.

    * Đơn tố cáo:

    + Đơn thuộc thẩm quyền: Thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

    + Đơn tố cáo hành vi phạm tội: Chuyển cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát.

    + Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền: Chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    + Đơn  tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc đơn tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại không có bằng chứng mới: không thụ lý, xem xét giải quyết.

     - Cách thức thực hiện:

    + Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc người dân gửi qua đường bưu điện.

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần hồ sơ:

    + Đơn, Chứng minh nhân dân photo và các giấy tờ có liên quan.

    b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    - Thời hạn giải quyết:

    + Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn.

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân và tổ chức.

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chánh Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có.

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

    d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở - ngành có liên quan.

    - Kết quả thủ tục hành chính:

    + Loại khác: Thông báo đủ điền kiện thụ lý.

    - Lệ phí: Không có.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu (M01- đơn khiếu nại)

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.

    + Điều kiện 1: Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

    + Điều kiện 2: Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 3: Người khiếu nại phải làm đơn và khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 4: Việc khiếu nại chưa có quyết định khiếu nại lần hai.

    + Điều kiện 5: Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    * Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, 2005.

    * Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2009.

    * Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2006.

  3. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần một (Mẫu M01-GQKN1-Tải về):

    - Trình tự thực hiện:

    * Bước 1: Đối với công dân:

    Người dân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định, đến nộp đơn khiếu nại trực tiếp tại Phòng tiếp công dân Thanh tra thành phố địa chỉ: 13 Trần Quốc Thảo, phường 6, Quận 3, hoặc gửi qua đường bưu điện.

    + Nếu vì lý do khách quan không thể tự mình khiếu nại thì ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh, chị em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự dầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải có xác nhận của ủy ban nhân dân  xã, phường, thị trấn nơi người ủy quyền cư trú

    + Thời gian nhận hồ sơ tại Phòng Tiếp công dân Thanh tra thành phố: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần;

    * Bước 2: Đối với Cán bộ tiếp dân và xử lý đơn:

     Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết:

     + không thụ lý, nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại.

     Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết:

    + Đối với đơn thuộc thẩm quyền và có đủ các điều kiện thụ lý thì tiến hành thụ lý giải quyết theo quy định pháp luật.

     + Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện để thụ lý phải có văn bản trả lời cho công dân và nêu rõ lý do.

    + Đối với đơn thuộc thẩm quyền và có đủ các điều kiện thụ lý thì tiến hành thụ lý theo quy định pháp luật đồng thời thông báo  đơn đủ điều kiện thụ lý cho công dân qua đường bưu điện.

    * Bước 3: báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị trình Chánh thanh tra thành phố.

    * Bước 4: Chánh thanh tra thành phố ban hành quyết định giải quyết, khiếu nại, người dân sẽ nhận được quyết định giải quyết khiếu nại qua đường bưu điện.

    - Cách thức thực hiện:

    + Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc người dân gửi qua đường bưu điện.

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần hồ sơ:

    + Đơn, Chứng minh nhân dân photo (kèm bản chính để đối chiếu) và các giấy tờ có liên quan.

    b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    - Thời hạn giải quyết lần 1:

    + Trường hợp bình thường: 30 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.

    + Trường hợp phức tạp: 45 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân và tổ chức.

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chánh Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có.

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

    d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

    - Kết quả thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

    - Lệ phí: Không có.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu (M01- đơn khiếu nại)

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

    + Điều kiện 1: Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

    + Điều kiện 2: Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 3: Người khiếu nại phải làm đơn và khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 4: Việc khiếu nại chưa có quyết định khiếu nại lần một.

    + Điều kiện 5: Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    * Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, 2005.

    * Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2009.

    * Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2006.

  4. Thủ tục Giải quyết khiếu nại lần hai (Mẫu M01-GQKN2-Tải về):

    - Trình tự thực hiện:

    * Bước 1: Đối với công dân:

    Người dân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định, đến nộp đơn khiếu nại trực tiếp tại Phòng tiếp công dân Thanh tra thành phố địa chỉ: 13 Trần Quốc Thảo, phường 6, quận 3, hoặc gửi qua đường bưu điện.

    + Nếu vì lý do khách quan không thể tự mình khiếu nại thì ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh, chị em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự dầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải có xác nhận của ủy ban nhân dân  xã, phường, thị trấn nơi người ủy quyền cư trú

    + Thời gian nhận hồ sơ tại Phòng Tiếp công dân Thanh tra thành phố: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần;

    * Bước 2: Đối với Cán bộ tiếp dân và xử lý đơn:

     Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết:

     + Không thụ lý, nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại.

     Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết:

    + Đối với đơn thuộc thẩm quyền và có đủ các điều kiện thụ lý thì tiến hành thụ lý giải quyết theo quy định pháp luật.

     + Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện để thụ lý phải có văn bản trả lời cho công dân và nêu rõ lý do.

    + Đối với đơn thuộc thẩm quyền và có đủ các điều kiện thụ lý thì tiến hành thụ lý theo quy định pháp luật đồng thời thông báo  đơn đủ điều kiện thụ lý cho công dân qua đường bưu điện.

    * Bước 3: báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

    * Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định giải quyết, khiếu nại, người dân sẽ nhận được quyết định giải quyết khiếu nại qua đường bưu điện.

    - Cách thức thực hiện:

    + Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc người dân gửi qua đường bưu điện.

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần hồ sơ:

    + Đơn, Chứng minh nhân dân photo (kèm bản chính để đối chiếu) và các giấy tờ có liên quan.

    b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    - Thời hạn giải quyết lần 2:

    + Trường hợp bình thường: 45 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.

    + Trường hợp phức tạp: 60 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân và tổ chức.

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có.

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

    d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở- ngành có liên quan.

    - Kết quả thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

    - Lệ phí: Không có.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu (M01- đơn khiếu nại)

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

    + Điều kiện 1: Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.

    + Điều kiện 2: Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 3: Người khiếu nại phải làm đơn và khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn quy định của pháp luật.

    + Điều kiện 4: Việc khiếu nại chưa có quyết định khiếu nại lần hai.

    + Điều kiện 5: Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    * Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, 2005.

    * Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2009.

    * Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2006.

  5. Thủ tục giải quyết tố cáo (Mẫu M29-GQTC-Tải về):

    - Trình tự thực hiện:

    * Bước 1: Đối với công dân:

    + Người tố cáo chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định đến nộp đơn tố cáo trực tiếp tại Phòng tiếp công dân Thanh tra thành phố địa chỉ: 13 Trần Quốc Thảo, phường 6, Quận 3. Trong trường hợp người tố cáo cáo đến tố cáo trực tiếp thì cán bộ tiếp công dân phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; khi cần thiết thì ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe và ký xác nhận.

    + Nếu người dân gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện: trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo; đồng thời ký tên vào đơn tố cáo đó.

    + Thời gian nhận hồ sơ tại Phòng Tiếp công dân Thanh tra thành phố: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.

    * Bước 2: Đối với cán bộ tiếp dân và xử lý đơn:

    + Đơn thuộc thẩm quyền: Thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

    + Đơn tố cáo hành vi phạm tội. Chuyển cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát.

    + Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền: Chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    + Đơn  tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc đơn tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại không có bằng chứng mới: không thụ lý, xem xét giải quyết.

    * Bước 3: Báo cáo thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp xử lý trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

    * Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành văn bản kết luận về nội dung tố cáo, người tố cáo được nhận văn bản kết luận giải quyết đơn tố cáo khi có yêu cầu.

    - Cách thức thực hiện:

    + Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc người dân gửi qua đường bưu điện.

    - Thành phần, số lượng hồ sơ:

    a) Thành phần hồ sơ:

    + Đơn, giấy tờ tùy thân và các giấy tờ có liên quan.

    b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    - Thời hạn giải quyết:

    + Trường hợp bình thường: 60 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý.

    + Trường hợp phức tạp: 90 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý

    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có.

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.

    d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở- ngành có liên quan.

    - Kết quả thủ tục hành chính: Văn bản kết luận về giải quyết tố cáo.

    - Phí, lệ phí: Không có.

    - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu (M29- đơn tố cáo)

    - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

    - Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

    * Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2004, 2005.

    * Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

    * Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2009.

    * Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2006.

 

 

 

 


Số lượt người xem: 5623    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm