SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
1
6
5
4
6
9
Tin tức sự kiện 01 Tháng Sáu 2017 9:30:00 SA

(TTTP) Luật Tố cáo: Xác định rõ biện pháp và cơ quan bảo vệ người tố cáo

 

  


 

Đây là một trong những điều khoản quan trọng được bổ sung trong Luật Tố cáo sửa đổi lần này, được Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu trình bày tại Quốc hội, ngày 29/5.

 

 

 

Tờ trình của Chính phủ do Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu báo cáo trước Quốc hội cho biết: Luật Tố cáo đã được Quốc hội thông qua vào ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2012. Sự ra đời của Luật Tố cáo đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.


 

Tuy nhiên, qua hơn 4 năm triển khai thực hiện cho thấy, Luật Tố cáo đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như về thẩm quyền giải quyết tố cáo, trình tự và thủ tục giải quyết tố cáo; tố cáo và giải quyết tố cáo tiếp; tổ chức thi hành nội dung kết luận giải quyết tố cáo; bảo vệ người tố cáo, xử lý trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm…


 

 

“Những hạn chế, bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo, trật tự, kỷ cương pháp luật vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo nhằm khắc phục tình trạng trên”, Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu nêu rõ.


 

 

Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật do Chủ nhiệm Uỷ ban Nguyễn Khắc Định tán thành cơ bản đối với Tờ trình của Chính phủ và khẳng định: Uỷ ban Pháp luật nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Tố cáo nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế hiện nay. Đồng thời, cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo hiện nay.


 

 

Ủy ban Pháp luật nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật; bên cạnh đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần lưu ý việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo cần đặt trong bối cảnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện quyền tố cáo; làm rõ sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết tố cáo; một số nội dung mới được bổ sung như về điều kiện, cơ chế bảo vệ người tố cáo cần có sự đánh giá tác động cụ thể và sâu sắc hơn nữa, xác định rõ cơ quan chủ trì trong việc bảo vệ người tố cáo, cơ sở vật chất các điều kiện bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta và bảo đảm tính khả thi.

 

 

                                            Theo Chinhphu.vn


Số lượt người xem: 1480    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm