HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM
(Căn cứ theo Điều 4 của Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015)
HIẾN PHÁP của Quốc hội (1)
BỘ LUẬT của Quốc hội (2)
LUẬT của Quốc hội (3)
NGHỊ QUYẾT của Quốc hội (4)
PHÁP LỆNH của UBTV Quốc hội (5)
NGHỊ QUYẾT của UBTV Quốc hội (6)
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH giữa
UBTV Quốc hội với Đoàn Chủ tịch
UBTWMTTQ Việt Nam (7)
LỆNH của Chủ tịch nước (8)
QUYẾT ĐỊNH của Chủ tịch nước (9)
NGHỊ ĐỊNH của Chính phủ (10)
NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam (11)
QUYẾT ĐỊNH của Thủ tướng Chính phủ (12)
NGHỊ QUYẾT của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (13)
THÔNG TƯ của Chánh án TANDTC (14)
THÔNG TƯ của Viện trưởng VKSNDTC (15)
THÔNG TƯ của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (16)
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC (17)
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC (18)
QUYẾT ĐỊNH của Tổng Kiểm toán nhà nước (19)
NGHỊ QUYẾT của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (20)
QUYẾT ĐỊNH của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (21)
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT của
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt (22)
NGHỊ QUYẾT của Hội đồng nhân dân cấp huyện (23)
QUYẾT ĐỊNH của Ủy ban nhân dân cấp huyện (24)
NGHỊ QUYẾT của Hội đồng nhân dân cấp xã (25)
QUYẾT ĐỊNH của Ủy ban nhân dân cấp xã (26)
Như vậy, về cơ bản hệ thống văn bản Quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015 đã tinh gọn, logic hơn trước. Đồng thời, với việc Luật này có hiệu lực thì hàng loạt các văn bản quy định chi tiết cho các Luật, Nghị định,… (đã hết hiệu lực) cũng đồng thời hết hiệu lực; phần nào giúp cho hệ thống pháp luật được đơn giản, góp phần trong công cuộc “xóa bỏ một số giấy phép con”.
P.Bảo