SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
1
9
5
6
9
5
Tin tức sự kiện 17 Tháng Chín 2014 2:15:00 CH

(TTTP) Ngày 08 tháng 9 năm 2014 Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ ký ban hành Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; thanh tra huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh.

 

Thông tư liên tịch số 03 có 3 chương 10 điều. Trong đó, chương I và chương II quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, biên chế của thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; thanh tra huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh. Chương III là về điều khoản thi hành.

 

Thông tư có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký (8/9/2014).

 

+ Thông tư liên tịch số 03 (thay thế cho Thông tư liên tịch số 475) đã tạo căn cứ pháp lý quan trọng để lực lượng thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình:

-  Vừa qua, Quốc hội ban hành nhiều văn bản luật quan trọng (như Luật Thanh tra sửa đổi bổ sung năm 2010; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi, bổ sung năm 2012) với nhiều điểm mới, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho ngành Thanh tra. Lúc  này, Thông tư liên tịch số 475 được ban hành từ năm 2009 không còn phù hợp. Từ năm 2013, Tổng Thanh tra đã có Quyết định số 1263 thành lập Tổ Biên tập xây dựng Thông tư liên tịch thay thế Thông tư số 475. 

Bên cạnh việc kế thừa những nội dung còn phù hợp, Thông tư liên tịch số 03 đã bổ sung chức năng tham mưu quản lý Nhà nước về PCTN cho thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra còn bổ sung thêm các nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện cho phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010 và các quy định mới về khiếu nại, tố cáo. 

+  lực lượng thanh tra cấp tỉnh và cấp huyện được tăng thêm quyền hạn? 

-  Thanh tra cấp tỉnh được giao quyền kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện, chánh thanh tra sở, chánh thanh tra cấp huyện; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện, chánh thanh tra sở, chánh thanh tra huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; bổ sung nhiệm vụ đôn đốc, xử lý sau thanh tra. 

Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện cũng được bổ sung nhiệm vụ tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về PCTN; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ đối với thanh tra tỉnh và báo cáo về thanh tra tỉnh đối với thanh tra huyện. 

Ngoài ra, được giao thêm quyền thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thanh tra các doanh nghiệp khi chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. 

+ Thực tế, lực lượng thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện còn khá “mỏng”, thậm chí có địa phương thanh tra huyện chỉ có 3 cán bộ làm công tác thanh tra hoặc không có thanh tra viên. Liệu với lực lượng như vậy có đáp ứng đưọc nhiệm vụ hiện nay: 

Hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm  thanh tra viên mất nhiều thời gian, công sức, nhất là cần những người có kinh nghiệm trong công tác thanh tra. Chính vì vậy, để bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ, lực lượng thanh tra viên cần được quan tâm giữ ổn định. Trách nhiệm của Chánh thanh tra tỉnh được quy định phối hợp, thống nhất với giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển thanh tra viên thuộc thanh tra sở, thanh tra huyện theo tinh thần Nghị định số 86/201l/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thanh tra năm 2010. 

+ Tăng quyền đồng nghĩa với tăng trách nhiệm và kéo theo đó “bộ máy” không có gì thay đổi:

Lãnh đạo thanh tra tỉnh về cơ bản giữ nguyên như quy định tại Thông tư liên tịch số 475 và Khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP: Thanh tra tỉnh có chánh thanh tra và không quá 3 phó chánh thanh tra. Riêng đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không quá 4 phó chánh thanh tra. 

Còn đối với thanh tra cấp huyện thì có thay đổi. Cụ thể, thanh tra cấp huyện có chánh thanh tra và không quá 2 phó chánh thanh tra. 

+ Cơ cấu tổ chức sẽ có thay đổi: 

Cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được bổ sung. Số lượng cấp phòng thuộc thanh tra tỉnh không quá 7; đối với TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh không quá 9. Mô hình tổ chức được quy định thống nhất đối với các tỉnh, thành trong cả nước.

Nguồn TTCP


Số lượt người xem: 4440    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm