SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
3
6
9
5
1
6
Tin tức sự kiện 20 Tháng Hai 2014 10:25:00 SA

(TTTP) Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn Thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng

 

Cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC đặc biệt hạn chế thấp nhất việc công dân kéo lên Trung ương làm phức tạp thêm tình hình KN, TC, năm 2014, Thanh tra Chính phủ triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Kết hợp cùng Hội nghị triển khai công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC ngày 19/2 tại Hà Nội, TTCP đã tổ chức tập huấn về công tác này do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh chủ trì, với sự tham dự của đại diện Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương từ Đà Nẵng trở ra.

 ​

 

​​

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe ông Vũ Đức Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Khối kinh tế ngành (Vụ I), Thanh tra Chính phủ trình bày đề cương hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về Thanh tra chuyên đề diện rộng. Theo đó, khái quát tình hình chung cho thấy, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ đã góp phần quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, thúc đẩy sản xuất, xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm; hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán, lãng phí nguồn lực của Nhà nước, phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, trong khi, vốn ngân sách nhà nước hiện nay và trong thời gian tới rất hạn hẹp do dự báo tình hình thu ngân sách tiếp tục khó khăn; vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm nhiều để thực hiện mục tiêu kinh tế kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dự nợ công ở mức cho phép. Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến an toàn nợ công và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

 

 

 

Năm 2014, Thanh tra Chính phủ tập trung triển khai thanh tra chuyên đề diện rộng về vấn đề này nhằm phát hiện những sơ hở, yếu kém và vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việc thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ; chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong thời gian qua. Qua đó kiến nghị điều chỉnh những tồn tại, bất cập về cơ chế, chính sách trong quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ nhằm tăng cường quản lý đầu tư, xử lý và giảm nợ đọng xây dựng cơ bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013; đề xuất với Chính phủ có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, sử dụng vốn.

Từ việc phân tích rõ khái niệm nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí xác định nợ đọng cũng như xác định rõ mục đích thanh tra để phát hiện những sơ hở yếu kém, vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong việc thực hiện dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Đồng thời, chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc phát sinh nợ đọng. Trong đó, Thanh tra Chính phủ xác định, ngoài việc xác định nội dung thanh tra, cần tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc hiện nay như: tác động môi trường, giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án kéo dài, vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản và sự nhũng nhiễu, gây khó khăn của các cơ quan hành chính. Khi triển khai thanh tra chuyên đề cần phải dự liệu những khó khăn của các cấp có thẩm quyền để tránh việc bị cản trở hoặc quá tải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; tránh sự chồng chéo về nội dung thanh tra với các cuộc thanh tra và kiểm tra khác. Thanh tra các bộ ngành, địa phương cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tiến hành thanh tra chuyên đề và đề cương hướng dẫn cho các sở ngành, các đơn vị thanh tra cấp dưới; thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thanh tra khi cần thiết. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng lưu ý các dạng sai phạm chủ yếu có thể là, chủ đầu tư yêu cầu doanh nghiệp ứng vốn thực hiện dự án khi chưa được bố trí vốn dẫn đến hậu quả phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản, đối với việc này khi phát hiện cần xác định rõ trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra nợ đọng xây dựng cơ bản; việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch đấu thầu không đúng quy định; không thực hiện theo tiến độ, kế hoạch vốn được phân bổ của từng dự án theo quy định; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa bố trí được nguồn vốn; việc thực hiện đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu được phê duyệt không đúng so với các quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn.

                           
Từ đề cương hướng dẫn, Thanh tra Chính phủ yêu cầu các đơn vị phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong hoạt động thanh tra, thanh tra có trọng tâm trọng điểm; Quá trình thanh tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật thông tin và chế độ thông tin báo cáo./.

TTCP

 


Số lượt người xem: 3226    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm