SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
3
6
3
1
5
8
Tin tức sự kiện 06 Tháng Mười Hai 2013 8:40:00 SA

(TTTP) Đề cương giới thiệu thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của thanh tra chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo

 

Ngày 30/9/2013, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 06/2013/TT-TTCP quy định về Quy trình giải quyết tố cáo, có hiệu lực từ ngày 15/11/2013 thay thế cho Thông tư số 01/2009/TT-TTCP ngày 15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ. Thông tư này được ban hành, nhằm điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với Luật Tố cáo năm 2011 và tình hình thực tế hiện nay.

I. BỐ CỤC

Thông tư gồm 3 chương, 28 điều và 19 biểu mẫu:

Chương I. Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6): quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc giải quyết tố cáo; áp dụng pháp luật; giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay; xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo.

Chương II. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo (từ Điều 7 đến Điều 26): đây là chương chính của Thông tư, quy định các bước tiến hành giải quyết tố cáo, bao gồm 03 mục sau:

            Mục 1. Tiếp nhận, chuẩn bị xác minh tố cáo (từ Điều 7 đến Điều 11): quy định về tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo; tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo; ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo; thông báo việc thụ lý tố cáo; kế hoạch xác minh nội dung tố cáo.

            Mục 2. Tiến hành xác minh nội dung tố cáo (từ Điều 12 đến Điều 21): quy định về thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh; làm việc trực tiếp với người tố cáo; làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo; thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo; xác minh thực tế; trưng cầu giám định; gia hạn giải quyết tố cáo; báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; tham khảo ý kiến tư vấn.

            Mục 3. Kết luận nội dung tố cáo, xử lý tố cáo và công khai kết quả giải quyết tố cáo (từ Điều 22 đến Điều 26): gồm việc thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi  vi phạm bị tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo; lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo.

Chương III. Điều khoản thi hành (Điều 27 và 28): quy định hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện của Thông tư.

Bên cạnh đó, có 19 biểu mẫu quy định tại Thông tư:

Mẫu số 01-TC Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp

Mẫu số 02-TC Thông báo về việc không thụ lý GQTC

Mẫu số 03-TC Thông báo về việc không thụ lý GQTC tiếp

Mẫu số 04-TC Phiếu đề xuất thụ lý tố cáo

Mẫu số 05-TC Quyết định thụ lý GQTC và thành lập Tổ xác minh

Mẫu số 06-TC Quyết định thụ lý GQTC và giao nhiệm vụ xác minh

Mẫu số 07-TC Quyết định về việc thành lập Tổ xác minh tố cáo

Mẫu số 08-TC Thông báo về việc thụ lý GQTC

Mẫu số 09-TC Biên bản làm việc

Mẫu số 10-TC Công văn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng

Mẫu số 11-TC Giấy biên nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng

Mẫu số 12-TC Công văn trưng cầu giám định

Mẫu số 13-TC Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo

Mẫu số 14-TC Báo cáo của Tổ xác minh

Mẫu số 15-TC Báo cáo của cơ quan được giao xác minh

Mẫu số 16-TC Kết luận nội dung tố cáo

Mẫu số 17-TC Công văn chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Mẫu số 18-TC Biên bản bàn giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm

Mẫu số 19-TC Thông báo kết quả GQTC

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA THÔNG TƯ

1.  Mở rộng phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh quy định tại Thông tư 06/2013/TT-TTCP (gọi là Thông tư 06) mở rộng hơn so với Thông tư 01/2009/TT-TTCP (gọi là Thông tư 01). Cụ thể, Thông tư 06 quy định quy trình giải quyết tố cáo được tính từ khi “tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo và việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo”, trong khi Thông tư 01 quy định bắt đầu từ giai đoạn thụ lý tố cáo.

2. Bổ sung nội dung tiếp nhận tố cáo, kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo:

So với Thông tư 01, Thông tư 06 đã quy định chi tiết nội dung này tại Điều 7 như sau:

“1. Sau khi tiếp nhận tố cáo thuộc thẩm quyền, thì trong thời hạn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 của Luật tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tổ chức việc kiểm tra, xác minh về họ tên, địa chỉ của người tố cáo và các nội dung khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo.

Trong trường hợp người tố cáo trực tiếp tố cáo thì người tiếp nhận tố cáo yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân và lập Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp theo Mẫu số 01-TC ban hành kèm theo Thông tư này.

            2. Đối với tố cáo thuộc các trường hợp không thụ lý giải quyết được quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Luật tố cáo và người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo theo Mẫu số 02-TC ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với tố cáo tiếp thuộc trường hợp không giải quyết lại được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 của Luật tố cáo thì người giải quyết tố cáo thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan về việc không thụ lý giải quyết tố cáo tiếp và đề nghị chấm dứt việc tố cáo, việc xem xét, giải quyết tố cáo nếu không có tình tiết mới. Văn bản thông báo thực hiện theo Mẫu số 03-TC ban hành kèm theo Thông tư này

4. Đối với tố cáo đủ điều kiện để thụ lý giải quyết thì đơn vị chức năng hoặc người đã kiểm tra, xác minh các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này lập Phiếu đề xuất để trình người giải quyết tố cáo xem xét, quyết định việc thụ lý giải quyết tố cáo. Phiếu đề xuất thụ lý giải quyết tố cáo thực hiện theo Mẫu số 04-TC ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trong trường hợp cần thiết, trước khi thụ lý giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo tổ chức làm việc trực tiếp với người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo và các vấn đề khác có liên quan.

6. Trong trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ thì việc kiểm tra họ tên, địa chỉ người tố cáo, liên hệ với người tố cáo, gửi thông báo thụ lý tố cáo, thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện đối với người đại diện của người tố cáo.

7. Trong quá trình gii quyết tố cáo, nếu người giải quyết tố cáo, người được giao xác minh nội dung tố cáo cần liên hệ hoặc làm việc trực tiếp với người tố cáo thì phải lựa chọn phương thức liên hệ, b trí thời gian, địa điểm làm việc phù hợp để bảo vệ bí mt cho người tố cáo.”

3. Xác minh nội dung tố cáo:

Điều 13, 14 Thông tư 06 quy định rõ những mẫu biên bản làm việc được sử dụng với từng đối tượng cụ thể là người tố cáo hoặc người bị tố cáo (khác so với Thông tư 01 trước đây chỉ nêu chung chung)

Thông tư 06 cũng quy định Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo trong trường hợp cần thiết. Còn đối với người bị tố cáo, Tổ xác minh phải làm việc trực tiếp; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình. Đây là điểm mới so với Thông tư 01 trước đây quy định buộc người xác minh tố cáo phải làm việc với người tố cáo và người bị tố cáo.

Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.

Tổ xác minh phải kiểm tra tính xác thực của thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được, chú trọng những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp để tố cáo hành vi vi phạm và thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp để giải trình, chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.

Tổ xác minh phải đánh giá, nhận định về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã được thu thập trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các nguyên tắc trong giải quyết tố cáo.

Thông tin, tài liệu, bằng chứng được sử dụng làm chứng cứ để kết luận nội dung tố cáo thì phải rõ nguồn gốc, tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp.

4. Về người ban hành kết luận nội dung tố cáo

Trước đây Thông tư 01 quy định người ra quyết định xác minh tố cáo ban hành văn bản kết luận nội dung tố cáo. Còn tại Điều 23 Thông tư 06 quy định căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

5. Công khai kết luận nội dung tố cáo

Thông tư 06 quy định việc công khai kết luận nội dung tố cáo do người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

6. Về các biểu mẫu áp dụng

Thông tư 06 xây dựng và hoàn thiện hệ thống gồm 19 các biểu mẫu áp dụng cho quy trình giải quyết tố cáo theo Luật Tố cáo 2011 và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Gồm các biểu mẫu: Biên bản ghi nội dung tố cáo trực tiếp; Thông báo về việc không thụ lý GQTC; Thông báo về việc không thụ lý GQTC tiếp; Phiếu đề xuất thụ lý tố cáo; Quyết định thụ lý GQTC và thành lập Tổ xác minh; Quyết định thụ lý GQTC và giao nhiệm vụ xác minh; Quyết định về việc thành lập Tổ xác minh tố cáo; Thông báo về việc thụ lý GQTC; Biên bản làm việc; Công văn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng; Giấy biên nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng; Công văn trưng cầu giám định; Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo; Báo cáo của Tổ xác minh; Báo cáo của cơ quan được giao xác minh; Kết luận nội dung tố cáo; Công văn chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra; Biên bản bàn giao vụ việc có dấu hiệu tội phạm; Thông báo kết quả GQTC.

Trần Đình Trữ

Trưởng phòng Pháp chế

 

 

 


Số lượt người xem: 4954    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm