Kính gửi:
- Giám đốc các Sở, ngành thành phố;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Tổng Giám đốc các Tổng công ty trực thuộc.
Thực hiện Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Để đảm bảo kịp thời và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo thực hiện như sau:
1. Các loại báo cáo:
1.1. Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng: là văn bản tổng hợp tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của thành phố, Sở- ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.2. Báo cáo chuyên đề: là báo cáo đánh giá tổng kết kết quả hoạt động về một chuyên đề, lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong một thời kỳ nhất định theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương, Thành ủy, Hội Đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố.
Thanh tra thành phố có hướng dẫn đề cương báo cáo chuyên đề khi có yêu cầu.
1.3. Báo cáo đột xuất: khi có yêu cầu đột xuất của các cơ quan Trung ương, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thành ủy, Hội Đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố thì Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân 24 Quận -Huyện, phải xây dựng báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của mình.
2. Nội dung báo cáo:
- Báo cáo công tác thanh tra được thực hiện theo mẫu báo cáo số 01 và các biểu mẫu thống kê số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ, 1e, 1f, 1g, 1h quy định tại Thông tư 03/2013/TT-TTCP.
- Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo mẫu báo cáo số 02 và các biểu mẫu thống kê số 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ quy định tại Thông tư 03/2013/TT-TTCP.
- Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo mẫu báo cáo số 03 và các biểu mẫu thống kê số 3a, 3b quy định tại Thông tư 03/2013/TT-TTCP.
Đề cương báo cáo và biểu mẫu đính kèm quy định tại Thông tư 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ, được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử, địa chỉ www.thanhtra.hochiminhcity.gov.vn.
3. Thời kỳ lấy số liệu, thời hạn báo cáo:
Thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo đối với các báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, định kỳ thực hiện như sau:
a) Báo cáo hàng quý:
- Báo cáo quý I trong thời kỳ từ ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 3 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra thành phố trước ngày 15 tháng 3 của năm báo cáo. Gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20 tháng 3 của năm báo cáo.
- Báo cáo quý II, III, IV trong thời kỳ từ ngày 10 của tháng cuối quý trước đến ngày 09 của tháng cuối quý của năm báo cáo; gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra thành phố trước ngày 15 của tháng cuối quý của năm báo cáo. Gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20 của tháng cuối quý của năm báo cáo.
b) Báo cáo 6 tháng trong thời kỳ từ ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 6 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra thành phố trước ngày 15 của tháng 6 của năm báo cáo. Gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20 tháng 6 của năm báo cáo.
c) Báo cáo 9 tháng trong thời kỳ từ ngày 10 của tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 9 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra thành phố trước ngày 15 tháng 9 của năm báo cáo. Gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20 tháng 9 của năm báo cáo.
d) Báo cáo năm trong thời kỳ từ ngày 10 tháng 12 năm trước đến ngày 09 tháng 12 của năm báo cáo; gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra thành phố trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo. Gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.
4. Thẩm quyền ký báo cáo:
- Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận -Huyện, đóng dấu theo quy định và file điện tử gửi kèm.
- Trường hợp Giám đốc các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận -Huyện, ủy quyền cho Chánh Thanh tra các Sở- ngành, Chánh Thanh tra quận - huyện, ký báo cáo thì phải ký thừa ủy quyền của Giám đốc các Sở- ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, đóng dấu cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
5. Hình thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp về Ủy ban nhân dân thành phố và Thanh tra thành phố kèm theo tệp tin điện tử theo địa chỉ email thanhtra@tphcm.gov.vn
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền Chánh Thanh tra thành phố ký báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố hàng quý (quý I, quý II, quý III, quý IV) và đóng dấu Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Giao Chánh Thanh tra thành phố tổng hợp tình hình công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ký báo cáo cho Thanh tra Chính phủ theo quy định.
8. Giao Ban Thi đua Khen thưởng thành phố, phối hợp với Thanh tra thành phố theo dõi, nắm tình hình chấp hành và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và xem đây là một trong những tiêu chí để xét thi đua khen thưởng hàng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương.
Đây là nhiệm vụ quan trọng, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành trên địa bàn thành phố, yêu cầu Giám đốc các Sở, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận- huyện nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ảnh về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Thanh tra thành phố) để được hướng dẫn./.
TMTH