SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
3
6
7
0
8
5
Tin tức sự kiện 04 Tháng Mười Một 2013 9:20:00 SA

(TTTP) Đề cương giới thiệu Luật Phòng cháy và Chữa cháy (Phần 1)

 

 

           Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, được Chủ tịch nước ký lệnh số 08/2001/L-CTN ngày 12 tháng 7 năm 2001. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 10 năm 2001.

Nội dung cơ bản của Luật Phòng cháy và chữa cháy như sau:

I. Bố cục

Luật Phòng cháy và chữa cháy gồm 9 chương, 65 Điều, gồm:

1. Chương I. Những quy định chung: (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy; trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy; trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; ban hành và áp dụng tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; bảo hiểm cháy, nổ; chính sách đối với người tham gia chữa cháy; ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy; quan hệ hợp tác quốc tế; các hành vi bị nghiêm cấm

            2. Chương II. Phòng cháy: (từ Điều 14 đến Điều 29) quy định về biện pháp cơ bản trong phòng cháy; thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình; phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư; phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới; phòng cháy đối với rừng; phòng cháy đối với cơ sở; phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy, nổ; phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và công trình khai thác khoáng sản khác; phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tàng; phòng cháy đối với cảng, nhà ga, bến xe; phòng cháy đối với bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác; phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

            3. Chương III. Chữa cháy: (từ Điều 30 đến Điều 42) quy định về biện pháp cơ bản trong chữa cháy; xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thông tin báo cháy và chữa cháy; trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy; huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy; nguồn nước và các vật liệu chữa cháy; ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy; người chỉ huy chữa cháy; quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy; trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng; khắc phục hậu quả vụ cháy; bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ vụ cháy; chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này;

            4. Chương IV. Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy: (từ Điều 43 đến Điều 49) quy định về lực lượng phòng cháy và chữa cháy; thành lập, quản lý, chỉ đạo đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở; tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

            5. Chương V. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy: (từ Điều 50 đến Điều 53) quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, hộ gia đình, các loại rừng và phương tiện giao thông cơ giới; trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy

            6. Chương VI. Đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy: (từ Điều 54 đến Điều 56) quy định về nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

            7. Chương VII. Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy: (từ Điều 57 đến Điều 61) quy định về nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy; thanh tra phòng cháy và chữa cháy; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.

            8. Chương VIII. Khen thưởng và xử lý vi phạm: (Điều 62 và Điều 63) quy định về khen thưởng, xử lý vi phạm

            9. Chương IX. Điều khoản thi hành: (Điều 64 và Điều 65) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành

 

         Trần Đình Trữ

Trưởng phòng Pháp chế TTTP


Số lượt người xem: 6315    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm