Trong bối cảnh tổng thể của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, để có đủ năng lực thực hiện thành công những nhiệm vụ do Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang và sẽ giao cho cơ quan Thanh tra thành phố thì việc tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề chính là nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên thông qua việc học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các nước phát triển, đạt hiệu quả cao trong các lĩnh vực họat động tương tự, nhất là trong công tác phòng chống tham nhũng là một trong những giải pháp hữu hiệu. Qua nghiên cứu, đánh giá cho thấy, The third and most effective pattern of fighting corruption is the combination of comprehensivemô hình chống tham nhũng hiệu quả nhất hiện nay là việc chống tham nhũng được thực hiện một cách khách quan bởi 01 cơ quan chống tham nhũng độc lập mà Singapore và Malaysia là đất nước sử dụng cách thức này một cách hiệu quả nhất và Singapor cũng được coi là quốc gia ít tham nhũng nhất ở châu Á. Đồng thời, kiểm toán là một trong những lĩnh vực góp phần có hiệu quả trong phát hiện, ngăn ngừa sai phạm. Do đó, việc tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan chống tham nhũng và kiểm toán tại Singapore và Malaysia chắc chắn đem lại những hiệu quả tích cực cho công tác phòng, chống tham nhũng – một trong những lĩnh vực hoạt động của ngành thanh tra thành phố Hồ Chí Minh.
Triển khai kế hoạch hoạt động năm 2013, được sự phê duyệt đồng ý của các nhà tài trợ, Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở Quyết định số 2972/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc cho phép cán bộ đi công tác nước ngoài, Đoàn công tác, học tập, chia sẽ kinh nghiệm nước ngoài tại Malaysia và Singapor do đồng chí Lê Văn Hùng - Phó Chánh Thanh tra TP kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án làm Trưởng đoàn với thành phần đoàn đi gồm lãnh đạo Thanh tra thành phố, các trưởng, phó phòng chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ chương trình Ban Quản lý dự án đã thực hiện chuyến công tác kéo dài trong 07 ngày (từ ngày 16 tháng 6 đến 22 tháng 6 năm 2013) và làm việc với 05 đơn vị:
- Ủy ban chống tham nhũng Malaysia
- Cơ quan kiểm toán quốc gia Malaysia
- Cơ quan kiểm toán tại Bang Selangor - Malaysia
- Cơ quan điều tra chống tham nhũng Singapor
- Cơ quan kiểm toán Singapor
Nằm ở vị trí trung tâm và nhạy cảm nhất của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là thành viên quan trọng của ASEAN, Malaysia đang ngày càng chứng tỏ được vị thế cũng như những tiềm năng của mình ở mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, chính trị. Mỗi công trình, một nét kiến trúc khác nhau là điểm rất ấn tượng khi đến với Malaysia. Trong công tác phòng, chống tham nhũng, Malaysia cũng có những nét rất riêng khi đã trải qua một chặng đường dài trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ủy ban chống tham nhũng Malaysia được thành lập từ năm 1959 với tên gọi thể hiện chức năng nhiệm vụ chỉ đơn thuần là một bộ phận điều tra đặc biệt thuộc Cảnh sát hoàng gia Malaysia. Cùng với sự phát triển của đất nước, sự thay đổi của hệ thống chính trị, từ năm 2009 đến nay, cơ quan chống tham nhũng của Malaysia chính thức mang tên “Ủy ban chống tham nhũng Malaysia” (gọi tắt là MACC), chịu sự giám sát của Quốc hội và Người đứng đầu Ủy ban do Quốc Vương bổ nhiệm. Với cơ cấu tổ chức một Chủ tịch, 03 Phó chủ tịch, MACC có 15 ban và 04 bộ phận phụ trách những khu vực rộng trên đất nước Malaysia. Để phát huy tính tổng hợp của cộng đồng vào công tác phòng, chống tham nhũng, MACC đã thành lập 05 bộ phận độc lập, hoạt động chuyên sâu trên các lĩnh vực: chống tham nhũng; điều tra đặc biệt về tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; đào tạo, xem xét hoạt động của Ủy ban và tư vấn, định hướng phòng ngừa tham nhũng. Có quyền điều tra độc lập, hoạt động không bị chi phối bởi bất kỳ tổ chức nào là một trong những điều kiện tối ưu tạo hiệu quả họat động của MACC. Đồng thời, tất cả những đối tượng có dấu hiệu vi phạm tham nhũng đều được công bố công khai trên trang web của MACC. Việc công bố hình ảnh của những kẻ tham nhũng có tác dụng rất lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng bởi vì danh dự của con người là rất quan trọng và điều đó có tác dụng răn đe rất lớn.
Song song với những hoạt động chuyên môn về điều tra, xử lý, hoạch địch chiến lược hành động, công tác đào tạo được MACC rất chú trọng. Không chỉ đầu tư về việc đào tạo đội ngũ cán bộ mới, việc củng cố, tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ điều tra viên, đội ngũ nhân việc của MACC được tổ chức thường xuyên và việc định hướng, xây dựng ý thức cho toàn thể đội ngũ công chức nhà nước, giới luật sư, giới kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên của Bộ phận phục trách giáo dục, đào tạo của MACC. Nơi đào tạo, giáo dục được trang bị hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất trong học tập, rèn luyện.
Chính từ sự thay đổi tổng thể, trong ý thức và hành động, năm 2012, chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của tổ chức Minh bạch Quốc tếcho thấy xếp hạng toàn cầu của Malaysia đã được cải thiện từ vị trí 60 lên vị trí 54. Đó là nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng của chính phủ Malaysia mà chúng ta có thể nghiên cứu, học hỏi.
Khác với lối kiến trúc kiểu cách của Malaysia, công trình cao ốc tiếp nối ở Singapor là những tòa nhà chọc trời. Theo đúng chương trình, đoàn công tác đã có buổi làm việc với Cơ quan điều tra chống tham nhũng của Singapor. Đoạn phim ngắn chỉ chừng 10 phút đã khái quát cả quá trình dài trong đấu tranh chống tham nhũng của Singapor. Hiện tượng tham nhũng ở Singapore đã hoành hành rất mạnh từ những năm 50 của thế kỷ trước. Một trong những lý do của tình trạng này là lúc đó công chúng chưa được giáo dục tư tưởng về chống tham nhũng, trong khi đó luật pháp lại quá yếu.
Năm 1952, Cơ quan Điều tra tham nhũng Singapore (gọi tắt là CIPB) được thành lập, là cơ quan có quyền điều tra về các hiện tượng tham nhũng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng trong vấn đề này và chịu trách nhiệm điều tra về tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, pháp lý hay các cơ quan công quyền, khu vực tư nhân, hoặc xã hội dân sự.
Hiện nay, cơ quan điều tra chống tham nhũng của Singapor có 03 bộ phận chính, trong đó bộ phận điều tra đóng vai trò quan trọng nhất. Bộ phận này thực thi nhiệm vụ chủ yếu trong đấu tranh chống tham nhũng và tiến trình điều tra các hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội tham nhũng theo luật định. Không chỉ được trang bị vũ khí, đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng lực giỏi, tận tâm là yếu tố quyết định hiệu quả họat động của cơ quan này.
Với nhiệm vụ “đấu tranh chống tham nhũng thông qua những hành động nghiêm khắc, linh hoạt và công bằng” và tầm nhìn chiến lược “trở thành một cơ quan chống tham nhũng hàng đầu nhằm đảm bảo sự toàn vẹn lãnh đạo của Chính phủ để hướng tới xây dựng một đất nước không tham nhũng” cùng sự vững mạnh của 04 yếu tố trụ cột “hệ thống luật pháp chặt chẽ, xét xử độc lập, chế tài nghiêm khắc, hệ thống phục vụ công quyền trách nhiệm”, cũng như Malaysia, công tác đào tạo, giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng rất được chú trọng. Chính từ sự giáo dục toàn diện cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp, Singapor ngày càng đạt những kết quả tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng. Song song đó, các họat động liên kết toàn cầu trong công tác phòng, chống tham nhũng cũng là một ưu thế của Sinhgapor. Theo bảng xếp hạng Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2012 do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố, Singapore là quốc gia trong sạch thứ năm trên thế giới. Tính theo thang điểm từ 0 (cực kỳ tham nhũng) đến 100 (cực kỳ trong sạch), Singapore đạt 87 điểm, chỉ kém 3 điểm so với ba quốc gia đồng hạng nhất.
Sự thống nhất trong ý chí của lãnh đạo, của toàn thể công dân Singapor về “Nạn tham nhũng ở Singapore là một thực tế cuộc sống chứ không phải là một cách sống” là tiền đề cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Singapor mà chúng ta phải khâm phục và phấn đấu để đạt được một tương lai “tham nhũng là hiện tượng có tồn tại ở Việt Nam nhưng Việt Nam không phải là một xã hội tham nhũng”.
Với chức năng chính là là kiểm toán và thực hiện các báo cáo cho Tổng thống và Quốc hội việc sử dụng các nguồn tài sản công thì hoạt động chủ yếu của các cơ quan kiểm toán tại Malaysia và Singapor là kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của số liệu kế toán từ các bộ ngành, tập đoàn nhà nước, tổng công ty và các quỹ Chính phủ và góp phần đáng kể trong phát hiện, chống tham nhũng.
Từ những hoạt động thực tiễn tại các đơn vị được chọn học tập là những cơ quan đã và đang phát huy vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra và phòng chống tham nhũng, thành viên của chuyến đi nhận thức sâu sắc hơn về vai trò thực thi pháp luật của cơ quan thanh tra, của từng cán bộ công chức ngành Thanh tra nói riêng và cán bộ công chức của bộ máy Nhà nước nói chung. Những chia sẽ cặn kẽ, chu đáo về nghiệp vụ giải quyết công việc và sự thẳng thắn trong nhìn nhận, đánh giá những khó khăn, hạn chế, hiệu quả của các đơn vị nước bạn đã khẳng định cái nhìn về phương pháp làm việc chuyên nghiệp, khoa học, sự đồng bộ trong nhiều hệ thống, sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan và sự độc lập tuyệt đối trong tổ chức – là những yếu tố quyết định kết quả khả quan trong hoạt động kiểm tra và phòng chống tham nhũng. Đồng thời, các chuyến trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa Thanh tra thành phố và các cơ quan nước bạn, là sự khởi đầu cho việc hợp tác bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của ngành thanh tra.
Nguyễn Huỳnh Kiên Trúc