SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
4
3
8
4
9
2
Tin tức sự kiện 01 Tháng Hai 2013 8:20:00 SA

(TTTP) Đề cương giới thiệu quy trình thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra (Phần 1)

 

           Quy trình thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ký ban hành theo Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2013. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 27 tháng 01 năm 2013.

Phòng Pháp chế phối hợp với Chi hội Luật gia Thanh tra thành phố giới thiệu một số nội dung cơ bản của Quy trình như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH QUY TRÌNH THANH TRA TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA

Hoạt động thanh tra là chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước, là một khâu trong chu trình hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật. Trên thực tế đã có nhiều văn bản quy định về trình tự tiến hành một cuộc thanh tra như: Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra được ban hành kèm theo Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006, đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 2894/2008/QĐ-TTCP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ và Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02 tháng 3 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra. Tuy nhiên các văn bản này chỉ tập trung hướng dẫn trình tự thực hiện một cuộc thanh tra hành chính, thanh tra kinh tế - xã hội, chưa có văn bản quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và nội dung thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. Do đó, về tổng thể việc xây dựng và ban hành Quy trình thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra (sau đây viết tắt là Quy trình) trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết để đánh giá tính chấp hành các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự thủ tục thanh tra, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc pháp luật về thanh tra.

Sự cần thiết của việc xây dựng Quy trình còn thể hiện qua các mặt cụ thể như sau:

- Nhằm thể chế hóa một cách chi tiết, cụ thể pháp luật trên địa bàn thành phố, khắc phục tình trạng lúng túng, bị động trong áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khi tác nghiệp, gây khó khăn phiền hà cho đối tượng thanh tra và cho việc giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra. Kết quả rà soát các quy định pháp luật hiện hành cho thấy chưa có văn bản pháp luật quy định về thanh tra lĩnh vực này, trong khi đó nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra tỉnh và Chánh Thanh tra sở theo khoản 3 Điều 11 và khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ là “Thanh tra trách nhiệm của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra”, “Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra”, đều phải thực hiện thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.

- Để đảm bảo việc thực thi pháp luật được tiến hành thống nhất, đồng bộ về hình thức, công khai, minh bạch về hoạt động, Quy trình được ban hành và áp dụng trong thực tế sẽ là thước đo, chuẩn mực cho công tác thanh tra trách nhiệm, nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra.

- Nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, Quy trình được ban hành và áp dụng sẽ là phương tiện, công cụ hữu dụng, thường xuyên của hoạt động thanh tra trách nhiệm.

Trần Đình Trữ


Số lượt người xem: 3679    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm