SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
4
5
0
0
5
2
Tin tức sự kiện 04 Tháng Mười Hai 2012 10:50:00 SA

(TTTP) Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.Hồ Chí Minh: Từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng cho học sinh.

 

  Thực hiện Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng ( Đề án 137) của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã thành lập Tổ công tác giúp lãnh đạo Bộ triển khai Đề án 137 trong phạm vi ngành GDĐT, xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, mở lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên tham gia. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh ) là đơn vị tham gia thí điểm việc triển khai Đề án. Sau hơn 1 năm thực hiện Đề án 137 đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của học sinh về PCTN.

Tại hội nghị tổng kết đề án 137 do Thanh tra Chính phủ tổ chức, cô Nguyễn Thị Thảo- giáo viên Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, đã trình bày Báo cáo kết quả thực hiện việc tích hợp nội dung PCTN vào môn giáo dục công dân (GDCD) tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.Hồ Chí Minh. Theo cô Nguyễn Thị Thảo, ngay sau khi kết thúc đợt tập huấn tại Hà Nội tháng 8/2011 về việc đưa nội dụng PCTN vào môn GDCD theo chủ trương của Bộ GDĐT, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, chỉ đạo Tổ GDCD khẩn trương triển khai nội dung giảng dạy thí điểm PCTN trong môn GDCD tại trường. Mặc dù bước đầu còn gặp nhiều khó khăn do đây là nội dung mới, nhạy cảm cho nên việc đưa vào chương trình giảng dạy ngay là một điều không đơn giản. Tuy nhiên, các giáo viên Tổ GDCD đã nghiên cứu, lĩnh hội ý kiến của các chuyên gia và bằng nhiều biện pháp khác nhau để đưa nội dung PCTN vào giảng dạy với phương châm: đúng chủ trương- thiết thực- hiệu quả.

    Căn cứ nội dung chương trình và thực tiễn của địa phương, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh đã triển khai theo lộ trình, gồm 7 bước như sau:

1/ Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung PCTN theo tinh thần tập huấn của Bộ GDĐT cho toàn thể công chức, viên chức, giáo viên trong trường.

2/ Tổ GDCD phối hợp với cán bộ pháp chế tập hợp cơ sở pháp lý, tài liệu liên quan đến PCTN để xây dựng chương trình tích hợp PCTN vào môn GDCD.

3/Xây dựng kế hoạch triển khai tích hợp PCTN vào môn GDCD.

4/ Tổ chức giảng thử.

5/ Triển khai giảng dạy và lấy ý kiến thăm dò.

6/Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

7/ Tổng kết, rút kinh nghiệm.

  Sau hơn 1 năm triển khai Đề án 137, Trường đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, cho thấy, nhận thức của học sinh về PCTN có chuyễn biền rõ rêt so với trước khi được học. Kết quả của 200 phiếu khảo sát thăm dò ý kiến học sinh thì có 95% học sinh cho rằng nội dung PCTN rất cần thiết hoặc cần thiết với bản thân các em. Ngoài ra, một số học sinh vốn đam mê các vấn đề chính trị- xã hội thì nhận thức, thái độ của các em rất sâu sắc về vấn đề PCTN. Các em chính là những trợ thủ đắc lực cho giáo viên khi giảng dạy. Bởi lẽ, ý kiến của các em rất phong phú, xác đáng, cho thấy góc nhìn chân thật của các em về vấn đề tham nhũng và PCTN trong tình hình hiện nay. Chính các em đã làm cho không khí lớp học sôi động và hiệu quả.

 Như vậy, việc đưa giáo dục PCTN vào giảng dạy cho học sinh THPT là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, do đó, Đề án 137 và chủ trương Tích hợp nội dung giáo dục PCTN trong môn học GDCD cấp THPT của Bộ GDĐT là hợp lý và kịp thời.

  Để thực hiện tốt việc giảng dạy PCTN vào chương trình tích hợp cho học sinh THPT, cô Nguyễn Thị Thảo kiến nghị, đề xuất một số vấn đề cơ bản sau:

 - Lãnh đạo các cấp và nhà trường phải thật sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát việc triển khai Đề án và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Giáo viên phải thấm nhuần nội dung PCTN, có tâm huyết, lưa chọn phương pháp phù hợp, được tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng giải quyết tình huống, tư liệu tham khảo...

- PCTN là nội dung giảng dạy tích hợp nhưng giáo viên không nên xem nhẹ việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cần có sự động viên, khuyến khích các em bằng điểm số, hướng dẫn, giúp đỡ các em nhiệt tình, tuyên dương những cá nhân, tập thể học sinh học tập tích cực, hiệu quả...

 Báo cáo tham luận được các đại biểu dự hôi nghị đánh giá cao, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy trong môn GDCD, với những giải pháp gắn với thực tiễn được triển khai đồng bộ trong nhà trường sẽ góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong đấu tranh PCTN và từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng cho thế hệ trẻ.

 Ngô Quang

Ảnh- Hôi nghị Tổng kết Đề án 137

 

 

 

 

Ngô Quang Tâm


Số lượt người xem: 7062    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm