SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
4
4
5
4
8
4
4
Tin tức sự kiện 29 Tháng Tám 2012 10:00:00 SA

(TTTP) Đề cương giới thiệu Luật Tố tụng Hành chính (Phần 1)

 

            Ngày 24-11-2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật Tố tụng hành chính. Ngày 07-12-2010, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố Luật Tố tụng hành chính và Luật có hiệu lực từ ngày 01-7-2011.

            I. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

            Luật tố tụng hành chính gồm có 18 chương 265 điều với nội dung cụ thể như sau:

            Chương I. Những quy định chung, gồm có 27 điều (từ Điều 1 đến Điều 27);

            Chương II. Thẩm quyền của Tòa án, gồm có 6 điều (từ Điều 28 đến Điều 33);

            Chương III. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng, gồm có 13 điều (từ Điều 34 đến Điều 46);

            Chương IV. Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, gồm có 13 điều (từ Điều 47 đến Điều 59);

            Chương V. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời, gồm có 12 điều (từ Điều 60 đến Điều 71);

            Chương VI. Chứng minh và chứng cứ, gồm có 20 điều (từ Điều 72 đến Điều 91);

            Chương VII. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng, gồm có 11 điều (từ Điều 92 đến Điều 102);

            Chương VIII. Khởi kiện, thụ lý vụ án, gồm có 14 điều (từ Điều 103 đến Điều 116);

            Chương IX. Chuẩn bị xét xử, gồm có 08 điều (từ Điều 117 đến Điều 124);

            Chương X. Phiên tòa sơ thẩm, gồm có 43 điều (từ Điều 125 đến Điều 167);

            Chương XI. Thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gồm có 05 điều (từ Điều 168 đến Điều 172);

            Chương XII. Thủ tục phúc thẩm, gồm có 36 điều (từ Điều 173 đến Điều 208);

            Chương XIII. Thủ tục giám thẩm, gồm có 23 điều (từ Điều 209 đến Điều 231);

            Chương XIV. Thủ tục tái thẩm, gồm có 07 điều (từ Điều 232 đến Điều 238);

            Chương XV. Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có 2 điều Điều 239 và Điều 240);

            Chương XVI. Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, gồm có 08 điều (từ Điều 241 đến Điều 248);

            Chương XVII. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính, gồm có 14 điều (từ Điều 249 đến Điều 262);

            Chương XVIII. Điều khoản thi hành, gồm có 03 điều (từ Điều 263 đến Điều 265), quy định hiệu lực thi hành; về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 136 và Điều 138 của Luật đất đai và trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tố tụng hành chính.

            Như vậy, so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, sửa đổi bổ sung năm 1998, 2006 (11 Chương với 76 Điều), Luật Tố tụng hành chính 2010 (Luật TTHC) đã có sự thay đổi lớn về mặt kết cấu cũng như số lượng các Chương, Điều. Cụ thể:

            - Các Điều của Luật TTHC đều có tên gọi chứ không chỉ đơn thuần đánh số như Pháp lệnh. So với Pháp lệnh, Luật TTHC có thêm 189 điều (từ 76 Điều lên 265 Điều).

            - Luật TTHC có 7 Chương mới hoàn toàn: Chương V “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời”, Chương VI “Chứng minh và chứng cứ”, Chương VII “Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng”, Chương XI “Thủ tục giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”, Chương XV “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”, Chương XVI “Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính” và Chương XVII “Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính”.

            - Ngoài ra, Luật TTHC còn có một số nội dung khác so với Pháp lệnh:

            + Bỏ Chương V quy định về “Án phí”, thay vào đó Luật quy định bằng 1 điều Luật trong Chương I “Những quy định chung”.

            + Tách Chương X “Thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm” thành 2 chương: Chương XIII “Thủ tục giám đốc thẩm” và Chương XIV “Thủ tục tái thẩm”.

            + Bổ sung quy định về “Cơ quan tiến hành tố tụng” (Chương III) bên cạnh quy định về “Người tiến hành tố tụng”.

 

Trần Đình Trữ

Trưởng phòng Pháp chế - TTTP. HCM


Số lượt người xem: 3490    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm