SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
5
3
6
8
7
Tin chuyên ngành 21 Tháng Mười 2016 9:00:00 SA

(TTTP) Tập huấn nghiệp vụ cho thành viên đoàn thanh tra khi cần

                           

Cập nhật: 21/10/2016 08:30

(Thanhtra.com.vn)- Là một trong những nội dung được quy định tại 4 quy trình thanh tra an toàn thực phẩm (ATTP) vừa được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ký ban hành (Quyết định số 4988/QĐ- BYT).

 
 

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra và trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt. Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (sau đây gọi chung là Nghị định số 07/2012/NĐ-CP). 

Nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra bao gồm: Mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin, báo cáo, phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của đoàn thanh tra; tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra.

Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Trường hợp thanh tra đột xuất thì thời gian không quá 3 ngày làm việc. Kế hoạch tiến hành thanh tra thực hiện theo Mẫu số 05/TTr - ATTP ban hành kèm theo Quyết định số 4988/QĐ- BYT và là tài liệu nội bộ của đoàn thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để phổ biến và phân công nhiệm vụ cho các tổ, các thành viên đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp tiến hành thanh tra; sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên.

Tổ trưởng, thành viên đoàn thanh tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo với trưởng đoàn. Khi cần thiết, trưởng đoàn thanh tra tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho thành viên.

Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì cùng thành viên đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra (kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra (trừ thanh tra đột xuất); văn bản yêu cầu phải nêu rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo. Đề cương yêu cầu báo cáo thực hiện theo Mẫu số 05a/TTr - ATTP ban hành kèm theo quyết định này.

Trước khi công bố quyết định thanh tra, trưởng đoàn thông báo việc công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra; trường hợp cần thiết, chuẩn bị để người ra quyết định thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, trưởng có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm đối tượng thanh tra và các thành phần khác do người ra quyết định thanh tra quyết định trên cơ sở báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra thông qua chương trình làm việc; đọc toàn văn quyết định thanh tra; nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời kỳ, thời hạn cuộc thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra (Điều 53 Luật số 56/2010/QH12), nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập (Điều 54 Luật số 56/2010/QH12), nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra chuyên ngành (Điều 55 Luật số 56/2010/QH12); quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra (Điều 57, 58 Luật số 56/2010/QH12); dự kiến kế hoạch làm việc của đoàn thanh tra; mối quan hệ công tác giữa đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra; các nội dung khác liên quan đến hoạt động của đoàn thanh tra.

Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương đoàn thanh tra yêu cầu. Các thành viên khác tham dự buổi công bố quyết định thanh tra phát biểu ý kiến liên quan đến nội dung thanh tra (nếu có).

Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. Biên bản họp công bố quyết định thanh tra được ký giữa trưởng đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Biên bản công bố quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 06/TTr - ATTP ban hành kèm theo quyết định này. Đối với các đoàn thanh tra ATTP thí điểm triển khai theo Quyết định số 38/2015/QĐ-TTg ngày 9/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, việc công bố quyết định thanh tra không phải lập thành biên bản riêng mà được ghi thành một mục trong biên bản thanh tra, biên bản kiểm tra, xác minh.

Trong quá trình thanh tra, trưởng đoàn, thành viên yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra. Việc yêu cầu cung cấp tài liệu thực hiện theo Mẫu số 07/TTr - ATTP ban hành kèm theo quyết định này. Việc giao nhận tài liệu phải lập thành biên bản. Biên bản giao nhận tài liệu thực hiện theo Mẫu số 08/TTr-ATTP ban hành kèm theo quyết định này.

Đối với những tài liệu không cần thu giữ thì người nhận hồ sơ, tài liệu phải trả lại cho đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thời gian trả tài liệu chậm nhất khi kết thúc việc thanh tra trực tiếp. Việc trả tài liệu phải lập thành biên bản giao nhận tài liệu như quy định tại mục 2.1của quy trình.

Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.

B.B.Đ


Số lượt người xem: 1401    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm