SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
5
3
4
6
7
Giải quyết khiếu nại tố cáo 17 Tháng Chín 2013 10:35:00 SA

(TTTP) Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Phần 2)

 

III. ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Đánh giá:

1.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo.

a) Nguyên nhân khách quan:

- Cơ chế, chính sách, pháp luật để giải quyết khiếu nại thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tế về thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết, cơ chế giải quyết khiếu nại chưa phân định rõ việc tổ chức, thực hiện chức năng quản lý hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính.

- Đối với khiếu nại liên quan đến dự án đầu tư phải thu hồi đất, pháp luật hiện hành chưa tạo được những chuẩn mực chung về giá bồi thường đất và cơ chế điều chỉnh giá theo thời gian; nhiều dự án được phân thành các giai đoạn khác nhau nên kéo dài đã dẫn đến việc so sánh giá bồi thường giữa các dự án; cũng như việc thay đổi, điều chỉnh pháp luật thường xuyên có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ cũng ảnh hưởng đến người dân tại các dự án bồi thường chậm, kéo dài… Do đó, nếu không giải quyết hợp tình, hợp lý sẽ phát sinh khiếu nại kéo dài.

- Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được các cơ quan Trung ương xem xét lại khi người dân gửi đơn khiếu nại tiếp, nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết cũng nhận đơn rồi chuyển đơn nên người khiếu nại gửi đơn nhiều nơi, dẫn đến việc khiếu nại không có điểm dừng.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng chưa được thực hiện một cách tích cực, thường xuyên liên tục, chưa đạt được kết quả cao.

- Nhận thức của của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, một số trường hợp người dân mặc dù hiểu rỏ các quy định của pháp luật, song cố tình không chấp hành quyết định đã giải quyết đúng pháp luật.

- Công tác phối hợp giữa các đơn vị chưa được thống nhất, việc thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu nhất quán cũng dẫn đến việc giải quyết thiếu thống nhất và kéo dài.

- Nhân sự phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại nhiều đơn vị còn thiếu, chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải thực hiện, thêm vào đó do áp lực công việc ngày càng cao nên dễ dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến hồ sơ quá hạn luật định.

1.2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 

a) Những mặt làm được:

- Năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến công tác thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố, sự quan tâm và trực tiếp tiếp công dân Thường trực Thành Ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, đã góp phần giải quyết kịp thời các bức xúc của nhân dân, đặc biệt là đối với các vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài.

- Công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn công dân chấp hành và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực, Công tác tập huấn pháp luật được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức, trao đổi nghiệp vụ liên sở ngành nên tình hình giải quyết khiếu nại tại các quận- huyện, sở- ngành có chuyển biến tốt. Nhiều trường hợp sau khi được giải thích, công dân đã tự nguyện rút đơn khiếu nại, hồ sơ giải quyết khiếu nại nhìn chung đảm bảo chất lượng, tỷ lệ quyết định giải quyết khiếu nại của cấp quận- huyện bị sửa đổi thấp. Đặc biệt, số lượng đơn thư tiếp nhận mới trong năm 2013 (từ 15/8/2013 đến 15/8/2013) giảm 20%; Tình hình khiếu nại đông người tại các dự án giảm, không gay gắt góp phần đảm bào an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố ( giảm 13 đoàn, giảm 17%, so với cùng kỳ năm 2012), các vụ khiếu nại phức tạp, tồn đọng bức xúc kéo dài được quan tâm giải quyết đạt kết quả tích cực.

- Các ngành các cấp đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên liên quan đến công tác thi hành Luật khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản chỉ đạo điều hành, đặc biệt là trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, các ngành, các cấp đã thực hiện đúng quy trình giải quyết đơn thư; kết hợp thường xuyên với tuyên truyền, tập huấn nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong cán bộ và quần chúng nhân dân;

- Kế hoạch 1130/KH-TTCP, được triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc đúng quy trình đã giúp Lãnh đạo thành phố nắm chắc được tình hình các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài  của công dân thành phố; đặc biệt là đã chủ động có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương góp phần giải quyết nhanh các khiếu nại của công dân tại địa phương, đồng thời hạn chế khiếu kiện vượt cấp lên trung ương. Đặc biệt thực hiện Kế hoạch 1130 đã góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền các cấp, đồng thời tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng lên.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, luật tố cáo được quan tâm, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trách nhiệm của Thủ tưởng cơ quan hành chính nhà nước.

Đạt được kết quả trên, là được Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, thường trực Ủy ban nhân dân thành phố và các sở- ngành, quận- huyện đã quan tâm thường xuyên chỉ đạo, sắp xếp thời gian để tiếp công dân, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài trên địa bàn thành phố, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của cơ quan, đơn vị, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bằng nhiều biện pháp cụ thể và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, thành phố luôn quan tâm phân tích tổng hợp từ thực tiễn, nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh những cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tế, nhiều vấn đề mới phát sinh được xử lý, giải quyết kịp thời, giảm thiểu những khiếu kiện trong xã hội, tăng cường vận động nhân dân đồng thuận; nâng cao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó đã có những tác dụng, chuyển biến  tích cực. Đặc biệt, đến nay tình hình khiếu kiện đông người đã được kiểm soát, không phát sinh “điểm nóng”, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội thành phố.

b) Những hạn chế, tồn tại, vướng mắc:

- Khiếu kiện đông người trên địa bàn thành phố hiện nay đã được kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn có những diễn biến phức tạp, nhất là các khiếu nại bồi thường tại các dự án (như dự án Khu Trung tâm thương mại, phường Cô Giang, quận 1, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Sing- Việt (huyện Bình Chánh)…. Số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại một số địa phương còn  nhiều, nhất là tại các địa bàn có nhiều dự án; Việc thụ lý giải quyết một số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn để kéo dài quá thời gian quy định.

- Việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn một số quận, huyện thực hiện chưa đúng trình tự thủ tục, vẫn còn nhiều quyết định chậm thực hiện, giải quyết không dứt điểm dẫn đến khiếu nại kéo dài.

- Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo tuy đạt được những kết quả bước đầu khả quan nhưng chủ yếu vẫn nặng về hình thức tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên nên chưa thật sự thu hút, hấp dẫn người dân tham gia.

- Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhiều địa phương bố trí cán bộ chưa đủ năng lực, kinh nghiệm phụ trách công việc này nên việc hoà giải tại cơ sở đạt hiệu quả chưa cao;  

- Đội ngũ cán bộ, công chức chưa đủ mạnh trong tham mưu dẫn đến chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ hoặc thiếu chủ động trong công việc làm hạn chế hiệu quả giải quyết công việc. Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm việc bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, dẫn đến hiện tượng giải quyết vụ việc kéo dài, vi phạm quy định của luật khiếu nại, luật tố cáo.

- Năng lực của một số cán bộ, công chức còn hạn chế nên chưa làm tốt công tác giải thích, hướng dẫn thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong tham mưu còn chưa xem xét làm rõ hết nội dung khiếu nại dẫn đến người dân khiếu nại tiếp.

c) Đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các nội dung khác có liên quan:

Ngành Thanh tra thành phố với vai trò tham mưu giúp cho chính quyền các cấp trong công tác Quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ hết sức phức tạp và quan trọng luôn được chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện.và đạt nhiều kết quả tích cực. Trong năm 2013, ngành Thanh tra thành phố tiếp nhận hơn 4.892 đơn khiếu nại, tố cáo. Trong đó phần lớn là các đơn khiếu nại liên quan đến lĩnh vực nhà, đất, đền bù giải tỏa thực hiện các dự án nhằm chỉnh trang đô thị.

Toàn ngành Thanh tra thành phố tập trung tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp giải quyết trên 85% đơn khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó đã góp phần an dân, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố không để phát sinh các điểm nóng, phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong đó, đặc biệt là phải tăng cường công tác quản lý cán bộ-công chức, xem trọng biện pháp giáo dục, phòng ngừa; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để đối với các hành vi tiêu cực tham nhũng; công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm phục vụ cho nhân dân  ngày càng tốt hơn; kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, kết hợp với việc luân chuyển cán bộ nhằm hạn chế phát sinh tham nhũng.

Mối quan hệ phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyênMôi trường, Bộ Xây dựng với các cơ quan của Thành phố được gắn bó, chặt chẽ, giúp thành phố thực hiện tốt hơn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là đã tạo cơ chế chủ động có phối hợp giữa Trung ương và địa phương cùng giải quyết vụ việc khiếu nại và khiếu nại đông người phức tạp tại cơ sở, góp phần hạn chế tình trạng công dân khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương.

2. Dự báo:

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của Tổ công tác 2522 (thành lập theo Quyết định số 2522/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh), dự báo tình hình khiếu nại đông người, trên địa bàn thành phố quý IV năm 2013 có thể phát sinh khiếu nại đông người tại các Dự án sau đây:

-  Quận 8: 01 vụ (dự án Trung tâm lưu thông hàng hóa- Khu E Nam Thành phố tại phường 7 quận 8.)

-  Quận Gò Vấp: 02 vụ (cưỡng chế thu hồi đất đối với 10 hộ dân tổ 51 phường 3 quận Gò Vấp tại dự án Tân Sơn Nhất- Bình Lợi- Vành đai ngoài và cưỡng chế tháo dỡ nhà xây không phép đối với một số hộ dân tại khu ấp Doi phường quận 15).

- Quận Bình Thạnh: 04 vụ việc (Dự án lô 13-14 -giai đoạn II phường 22 quận Bình Thạnh; Dự án xây dựng mới cầu kinh Thanh Đa; Dự án chống sạt lở kênh Thanh đa; Dự án xây dựng đầu tư xây dựng mới lô VI, lô VI cư xá Thanh Đa, phường 27).

- Quận Tân Bình: 03 vụ việc ( Dự án Tân Sơn Nhất-Bình Lợi- Vành đai ngoài và dự án đầu tư cải tạo tuyến mương Nhật Bản; dự án xây dựng chung cư 251 Hoàng Văn Thụ phường 02; dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của thành phố và quận Tân Bình tại khu đất vườn rau-Bưu điện Chí Hòa).

- Quận Thủ Đức: 02 vụ việc (dự án đầu tư xây dựng Trường Trung học cơ sở Trường Thọ, phường Trường Thọ; dự án Đại học quốc gia tại phường Linh Trung và Linh Xuân.)

- Huyện Củ Chi: 02 vụ việc (dự án Khu công nghiệp Đông Nam; Dự án đầu tư xây dựng Thảo Cầm Viên).

- Huyện Nhà Bè: 01 vụ việc (dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 tại xã Hiệp Phước.)

Trong 15 vụ việc dự báo có khiếu nại đông người nêu trên, có 01/15 vụ việc đã được dự báo từ năm 2012 (47 hộ dân tổ 51 phường 3 quận Gò Vấp tại dự án Tân Sơn Nhất- Bình Lợi- Vành đai ngoài. Hiện nay, Thành phố đang sắp xếp lịch tổ chức đối thoại với dân); Có 14/15 vụ việc mới dự báo sẽ phát sinh đông người đã được các Quận huyện dự báo từ Quý 1/2013. Đây là những dự án đã được triển khai thực hiện từ năm 2010 (trừ dự án đầu tư xây dựng mới cầu Kinh Thanh Đa mới triển khai), quá trình triển khai dự án còn vướng mắc về thủ tục pháp lý, về chính sách bồi thường (dự án lô 13-14,Trung tâm lưu thông hàng hóa- Khu E Nam Thành phố tại phường 7 quận 8); liên quan đến bồi thường (dự án tạo quỹ đất xây dựng Khu đô thị mới tại xã Phước Kiển- xã Nhơn Đức; dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 tại xã Hiệp Phước) hoặc đang chuẩn bị thủ tục cưỡng chế (dự án chống sạt lở bờ kênh Thanh Đa tại phường 27, quận Bình Thạnh; cưỡng chế tháo dỡ nhà xây dựng không phép tại ấp Doi phường 15 quận Gò Vấp).

IV. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay”; Quyết định 3141/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện các giải pháp tại Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/2012/CT-UBND ngày 02/05/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác kiểm tra, đôn đốc hoặc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các văn bản giải quyết tố cáo và các kết luận thanh tra kinh tế - xã hội của Bộ, ngành Trung ương hoặc ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ; các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân; Văn bản số 1844/TTCP-VP ngày 29 tháng 6 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ về triển khai thực hiện Đề án và Quyết định số 4830/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2012, theo Quyết định 5853/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Đề án Kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân các cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 

- Lãnh đạo các quận- huyện, sở ngành tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nắm chắc tình hình khiếu nại đông người để có kế hoạch giải quyết kịp thời  ngay tại cấp cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại và tái đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết. Đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp lên Trung ương; 

- Chủ động giải quyết ngay các vụ việc tố cáo đối với lãnh đạo quận- huyện, sở- ngành, hạn chế tối đa khiếu kiện vượt cấp; lãnh đạo các sở-ngành, quận-huyện cần phải chủ động chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan trực thuộc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan mình.

  - Các cấp, các ngành cần tăng cường công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, văn bản pháp luật, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là việc thực hiện các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, nâng cao trách nhiệm vai trò người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung tổ chức thi hành Quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục rà soát thực hiện trong việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan đối với các vụ việc còn lại theo Kế hoạch 1130 của Thanh tra Chính phủ và triển khai thực hiện đối với 53 vụ việc phức tạp nằm ngoài Kế hoạch 1130.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân đặc biệt là tại các phường, xã, thị trấn. Tăng cường vai trò hòa giải của tổ dân phố, khu phố, phường trong công tác giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, hạn chế thấp nhất số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến nhiều nơi; Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Thủ trưởng các sở-ngành, quận-huyện chủ động chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan trực thuộc giải quyết kịp thời, đúng quy định các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan mình. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, bổ sung số lượng, nâng cao năng lực chuyên môn cho lực lượng cán bộ - công chức công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác thực tiễn để nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác.

- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật; Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và Văn bản số 4033/UBND-PCNC ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện chế độ chế độ báo cáo công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố.

V. KIẾN NGHỊ:

1. Đối với Chính phủ :

- Ban hành Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khiếu nại, lĩnh vực tố cáo, lĩnh vực thanh tra và hướng dẫn các biện pháp xử lý người khiếu nại, người tố cáo có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Khiếu nại, khoản 10 Điều 8 Luật Tố cáo;

- Xem xét kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cơ chế ủy quyền đối thoại lần hai cho Chánh Thanh tra thành phố, Giám đốc các sở- ngành thành phố, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khiếu nại của công dân.

2. Đối với Thanh tra Chính phủ:

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương, Thanh tra Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân các tỉnh tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh;

- Sớm ban hành Thông tư về hệ thống mẫu biểu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Để tăng cường sự liên thông theo dõi kết quả giải quyết đơn thư giữa các cấp, Thanh tra Chính phủ cần Xây dựng phần mềm theo dõi, quản lý đơn khiếu nại, tố cáo kết nối liên thông giữa Thanh tra Chính phủ với cơ quan Thanh tra các cấp./.

TMTH


Số lượt người xem: 56198    
Xem theo ngày Xem theo ngày
Tìm kiếm