SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
2
6
3
3
2
1
Tuyên Truyền Phổ Biến Pháp Luật về Khiếu Nại Tố Cáo 12 Tháng Năm 2015 10:30:00 SA

(TTTP) Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án 1-1133/QĐ-TTg

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2015

 

BÁO CÁO Số: 49/BC- BCĐ.ĐA

 

Kết quả thực hiện Đề án 1-1133/QĐ-TTg “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016” trên địa bàn thành phố năm 2014.

 

Thực hiện Văn bản số 2588/TTCP-PC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện Đề án 1-1133/QĐ-TTg “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016” (gọi tắt là Đề án 1-1133) trong năm 2014.;

 

Thực hiện Văn bản số 11216/VP-PCNC ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về việc truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Tất Thành Cang – Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án giao Thanh tra thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo Đề án 1-1133/QĐ-TTg cấp Trung ương kết quả thực hiện Đề án năm 2014;

 

Ban Chỉ đạo Đề án 1-1133 thành phố Hồ Chí Minh báo cáo kết quả thực hiện như sau:

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

 

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

 

- Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 04 năm 2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI), ngày 17 tháng 12 năm 2012 Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 6408/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định trên của Thủ tướng, trong đó có chỉ đạo Thanh tra thành phố chủ trì thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2016.

 

 - Thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 3177/KH-TTCP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Đề án 1-1133, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 02 Văn bản số 492/VP-PCNC ngày 20 tháng 01 năm 2014 và Văn bản số 1518/VP-PCNC ngày 06 tháng 03 năm 2014 chỉ đạo Thanh tra thành phố, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên.

 

 - Căn cứ các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án 1-1133, bao gồm:

 

+ Quyết định số 2573/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133/QĐ-TTg “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 + Quyết định số 3363/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2014 về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án. + Quyết định ban hành Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án.

 

+ Kế hoạch thực hiện Đề án trong 6 tháng cuối năm 2014 (kèm Dự toán kinh phí thực hiện).

 

+ Dự thảo Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2015 (kèm Dự toán kinh phí thực hiện).

 

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố đều xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố phù hợp với nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố, trong đó quan tâm, chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Sau khi có các Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản hướng dẫn thực hiện của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố, tăng cường cơ chế phối hợp với các ngành, các cấp để thực hiện Đề án một cách đồng bộ, hiệu quả.

 

- Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận/huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án giai đoạn năm 2014-2016. Ngoài ra, một số Ủy ban nhân dân các quận/huyện quan tâm, ban hành Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Kế hoạch. Đối với các sở/ngành, một số đơn vị thực hiện lồng ghép nội dung của Đề án vào Kế hoạch tuyên truyền, phố biến pháp luật của đơn vị. Đặc biệt, có đơn vị ban hành kế hoạch thực hiện một số nội dung của Đề án.

 

- Riêng Thanh tra thành phố ngay từ đầu năm đã chủ động xây dựng Kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện Đề án gồm: Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2014, Kế hoạch thực hiện “Ngày pháp luật”… Phối hợp với các sở/ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức Hội nghị tập huấn; cấp phát tài liệu; hợp tác với Đài Tiếng nói nhân dân thành phố để xây dựng các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo đến bạn nghe Đài. Nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo phong phú, đa dạng, thu hút sự quan tâm của nhân dân.

 

2. Kết quả hoạt động cụ thể:

 

2.1 Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

 

- Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan báo, đài của thành phố tích cực thực hiện công tác tuyên truyền về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn thành phố thông qua việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng như: trang thông tin điện tử tổng hợp, báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin của các sở/ngành, quận/huyện, mạng lưới truyền thanh cơ sở. Trong năm 2014 đã xây dựng được chuyên mục về kết quả giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo trên 6 cơ quan báo chí gồm: báo Pháp luật Thành phố, báo Sài gòn Giải phóng, báo Tuổi trẻ, báo Người lao động, Đài truyền hình Thành phố, Đài tiếng nói Nhân dân Thành phố. Bên cạnh đó, có dành trang tin đăng những bài viết về những gương có tinh thần thẳng thắn góp ý, tố cáo được Đảng, Nhà nước động viên, khen thưởng.

 

- Các chương trình đối thoại được tăng cường nhằm tạo sự giao lưu thân thiện, gần gũi giữa người dân với chính quyền thành phố, trong năm 2014 đã thực hiện được 10 chương trình “Đối thoại trực tuyến với công dân” phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố với hình thức trả lời thắc mắc của thính giả về các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo gọi đến tồng đài và chương trình “Đối thoại cùng chính quyền thành phố” với nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tiếp tục tăng cường các chương trình “Pháp luật và cuộc sống”, “Công dân và pháp luật”, tiết mục “Phản hồi đến bạn nghe Đài” dưới hình thức băng phát biểu, trao đổi, tư vấn, hỏi và đáp, bài viết .vv… với sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia từ các sở/ ban/ngành thành phố.

 

- Thông qua hệ thống phát thanh của xã, phường, thị trấn có 06 đơn vị thực hiện tuyên truyền với tổng thời lượng phát thanh hơn 900 giờ, đặc biệt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tăng cường tuyên truyền tại 24 quận/huyện với thời lượng phát thanh là 453 giờ, mỗi ngày phát thanh 02 lần vào buổi sáng và chiều, mỗi lần 15 phút.

 

- Ngoài ra, để tăng cường thực hiện việc cung cấp thông tin, phổ biến tuyên truyền các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chuyên mục “KHIẾU NẠI, TỐ CÁO” trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân thành phố (www.hochiminhcity.gov.vn) và trang thông tin điện tử của Thanh tra Thành phố (www.thanhtra.hochiminhcity.gov.vn) giúp người dân tiếp cận dễ dàng với tất cả các thông tin chính thống trên các phương tiện ngày càng đa dạng.

 

2.2. Phổ biến, giáo dục trực tiếp các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho nhân dân ở xã, phường, thị trấn: Một trong những mục tiêu của Đề án là giúp cho người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và nâng cao ý thức chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật . Vì vậy, Kế hoạch thực hiện Đề án chủ yếu tập trung đến đối tượng tuyên truyền là nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Trong năm 2014, Ủy ban nhân dân các quận/huyện đã tổ chức 811 cuộc tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho các đối tượng là Tổ trưởng Tổ dân phố, Khu phố trưởng, Ban Thanh tra nhân dân và đại diện các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn…, tổng số lượt người tham dự là 48.606 người (trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố thực hiện 329 cuộc với 24,675 lượt người tham dự). Căn cứ kết quả khảo sát thực tế tại các địa bàn được xem là điểm nóng về khiếu nại, tố cáo và bám sát nội dung thực hiện của Đề án, các đơn vị chọn lọc nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng, địa bàn và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân. Nhìn chung, nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan quản lý nhà nước; trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

 

2.3. Bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo và kỹ năng tuyên truyền cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật:

 

Các cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chính là hạt nhân của công tác này. Vì vậy, thành phố luôn quan tâm, chú trọng nâng cao kỹ năng tuyên truyền cũng như đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ này. Năm 2014, thành phố đã tổ chức Hội nghị tập huấn cho đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại xã, phường, thị trấn, bao gồm: cán bộ Mặt trận, nhất là cán bộ Mặt trận ở cơ sở, thành viên Ban Thanh tra nhân dân. Qua tổng kết có 53 hội nghị tập huấn với 3.583 lượt người tham dự.

 

2.4. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:

 

Để nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phổ biến, quán triệt sâu rộng những nội dung chủ yếu của pháp luật về khiếu nại, tố cáo luôn được quan tâm, tăng cường. Trong năm 2014, trên toàn địa bàn thành phố đã thực hiện 65 cuộc tuyên truyền với 5.521 lượt người tham dự, riêng Thanh tra thành phố thực hiện 19 cuộc với 2.523 lượt người tham dự. Qua đánh giá, năng lực vận dụng, thi hành pháp luật trên cương vị công tác và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã từng bước được nâng cao về chất góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

 

2.5. Biên soạn, in ấn và phát hành sách, các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

 

Một số các đơn vị tự biên soạn hoặc phối hợp biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo về các nội dung cụ thể như sau: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung của các tài liệu cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện có hình thức phù hợp với từng đối tượng, thiết thực đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Kết quả đã phát hành: 71.886 tờ gấp, 3.216 cuốn sách, 14 băng đĩa, 2.890 tài liệu tóm tắt nội dung phục vụ cho công tác tuyên truyền, các văn bản Luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan (trong đó Sở Tư pháp phát hành 30.000 tờ gấp, 3.000 cuốn sách Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo).

 

2.6 Các hoạt động khác Song song với việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nêu trên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn thành phố còn xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp, mang tính sáng tạo cao, cụ thể như:

 

+ Thực hiện Dự án triển khai phần mềm quản lý đơn khiếu nại, tố cáo tại 5 cơ quan tham mưu của Ủy ban nhân dân thành phố gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra thành phố và Văn phòng Tiếp Công dân thành phố.

 

+ Tổ chức 19 Hội thi tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 04 đơn vị với 2.346 lượt người tham dự (trong đó Ủy ban nhân dân quận 5 tổ chức 15 Hội thi viết tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo với số bài tham dự là 1.095 bài)

 

+ Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam có 03 đơn vị tổ chức 21 buổi nói chuyện chuyên đề với 675 lượt người tham dự.

 

+ Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận những phản ánh, đề xuất của người dân tại 04 đơn vị với 07 đường dây điện thoại.

 

+ Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với các tiêu chí xây dựng phường văn minh đô thị, xã văn hóa nông thôn mới, khu phố - ấp văn hóa bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo như: treo 121 băng rôn tuyên truyền trước trụ sở Ủy ban nhân dân quận – huyện, phường – xã – thị trấn, tổ chức nói chuyện chuyên đề, giải đáp thắc mắc hoặc lồng ghép vào các chương trình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở địa phương, tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, hái hoa dân chủ, tọa đàm về nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương….

 

+ Xây dựng các điểm trợ giúp pháp lý miễn phí tại cơ sở, tham gia hòa giải ở cơ sở…nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân “sống và làm việc theo pháp luật”.

 

+ Đặc biệt, có 01 đơn vị là Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã đưa nội dung thực hiện Đề án vào chỉ tiêu thi đua hằng năm đối với hệ thống Mặt trận Tổ quốc quận – huyện và cơ sở trong công tác tham gia xây dựng Đảng và Chính quyền.

 

3. Đánh giá Sau 01 năm thực hiện Đề án 1-1133, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo đã góp phần đạt được hiệu quả trên các mặt sau:

 

- Nhận thức của chính quyền và cán bộ, công chức có trách nhiệm về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo:

 

+ Tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao năng lực vận dụng pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ cấp cơ sở góp phần hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Song song đó, việc thụ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đã đi vào nề nếp, việc giải quyết đơn, thư đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định, hạn chế đơn thư tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân, tỷ lệ quyết định giải quyết khiếu nại bị sửa đổi hay hủy bỏ ngày càng giảm.

 

+ Tăng cường cơ chế phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng giữa các ngành, các cấp. Đồng thời tạo mối quan hệ và sự phối hợp tốt giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần hạn chế khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp và ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội

 

+ Phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Thông qua tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và nâng cao trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền trong công tác tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

 

+ Từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức về phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, năng lực, trình độ chuyên môn thông qua việc thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và các kỹ năng nghiệp vụ.

 

- Nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo có hiệu quả đã áp dụng: Song song với việc thực hiện các hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các Hội nghị, các phương tiện thông tin truyền thông... Một số các đơn vị đã vận dụng một cách sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền và bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ:

 

+ Tuyên truyền trong quá trình tiếp công dân, chú trọng tuyên truyền, giải thích, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người khiếu nại, tố cáo nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong việc chấp hành và tuân thủ pháp luật khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

 

+ Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với các tiêu chí xây dựng phường văn minh đô thị, xã văn hóa nông thôn mới, khu phố - ấp văn hóa

 

+ Tổ chức chương trình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở địa phương, tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, hái hoa dân chủ ….

 

+ Xây dựng các điểm trợ giúp pháp lý miễn phí tại cơ sở, tham gia hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, nội dung tuyên truyền bám sát thực tiễn của từng ngành, địa phương, từng đặc điểm của từng nhóm đối tượng tại địa bàn dân cư, đồng thời dự báo được tình hình mới để thực hiện tuyên truyền.

 

- Về xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo: Triển khai thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”, đội ngũ báo cáo viên của thành phố tăng cả về chất lẫn về lượng qua từng năm

 

- Vấn đề đầu tư kinh phí cho việc thực hiện Đề án: Hầu hết tại các đơn vị tuyên truyền chủ yếu bằng cách khai thác hạ tầng cơ sở có sẵn như Tuần tin của quận/huyện, hệ thống loa của phường, lồng ghép tuyên truyền trong các Hội nghị, các buổi sinh hoạt văn hóa quần chúng, sinh hoạt chính trị, in ấn tài liệu tuyên truyền pháp luật dưới dạng tự biên tập lại và đóng thành cuốn, thành tập để phát hành cho người tham gia tập huấn và nhân dân. Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân và tăng cường trách nhiệm thực thi pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức.

 

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

 

1. Tồn tại, hạn chế Qua đánh giá, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo còn những tồn tại, hạn chế sau

 

- Công tác phối hợp có nơi chưa đồng bộ, chưa thường xuyên. Một số đơn vị vẫn chưa chủ động, chờ cấp trên chỉ đạo mới thực hiện. Công tác tuyên truyền tại một số đơn vị vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu nên hiệu quả chưa cao. Trình độ chuyên môn về lĩnh vực pháp luật của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế nên việc tuyên truyền, vận động, tham gia công tác hòa giải ở cơ sở đôi lúc còn lúng túng.

 

- Mặc dù, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng ý thức pháp luật của người dân chưa cao dẫn đến tình trạng người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo chưa đúng theo quy định của pháp luật

 

- Hạ tầng cơ sở vật chất, phương tiện còn thiếu, các đơn vị chủ yếu khai thác các phương tiện tuyên truyền sẵn có nên hiệu quả mang lại không cao.

 

- Tại một số đơn vị, việc tuyên truyền cho đối tượng là nhân dân được thực hiện đa số vào buổi tối, đây là thời gian nghỉ ngơi sau 1 ngày lao động nên số lượng người tham gia không nhiều.

 

- Kỹ năng tuyên truyền, giải thích của một số cán bộ còn hạn chế nên việc hướng dẫn, giải thích cho người dân trong nhiều trường hợp chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến người dân bức xúc.

 

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo tuy đạt được kết quả bước đầu tích cực nhưng vẫn còn hạn chế về hình thức, nội dung, chủ yếu chỉ tập trung thực hiện ở công tác tuyên truyền miệng thông qua báo cáo viên và công tác phát thanh trên hệ thống loa; chưa quan tâm đúng mức đến các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục khác như biên soạn và phát hành tài liệu, tờ gấp; băng rôn khẩu hiệu, pa nô, áp phích tuyên truyền cổ động; tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng, tổ chức hội thi, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho cán bộ, công chức, cán bộ tiếp công dân của quận, phường và nhân dân trên địa bàn.

 

2. Nguyên nhân:

 

 - Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa đi vào chiều sâu, nhất là trong nhân dân, địa bàn khu dân cư, chưa gắn chặt với công tác hòa giải ở cơ sở để phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, tổ dân phố trong công tác hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhằm hạn chế thấp nhất số lượng đơn khiếu nại, tố cáo không đúng nội dung, thầm quyền.

 

- Còn một bộ phận cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa chủ động cập nhật kiến thức pháp luật, cập nhật sự thay đổi thường xuyên các quy định pháp luật ảnh hưởng đến chất lượng các cuộc tuyên truyền.

 

- Nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế, chưa nắm các quy định pháp luật (đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, bồi thường), dẫn đến khiếu nại, tố cáo chủ quan theo suy nghĩ hoặc lợi dụng quyền dân chủ trong khiếu nại, tố cáo để khiếu nại, tố cáo không đúng pháp luật.

 

- Sự luân chuyển công tác của một số báo cáo viên pháp luật, do cần tập trung cho nhiệm vụ mới của mình nên dành ít thời gian để đóng góp cho công tác tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở. Và một số nhân sự được luân chuyển về làm công tác tuyên truyền lại chưa thông thạo với công tác này dẫn đến sự thiếu hụt tạm thời của đội ngũ báo cáo viên.

 

- Nhiều đơn vị chưa tổ chức được các hình thức tuyên truyền, phổ biến mới, đa dạng và sinh động như tổ chức hội thi, sân khấu hóa, kịch hóa, in ấn phát tài liệu, tờ rơi pháp luật về khiếu nại, tố cáo để đạt hiệu quả tốt hơn trong công tác tuyên truyền.

 

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

 

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thông tin tuyên truyền; xây dựng hình thức tuyên truyền sinh động, đa dạng dể thu hút sự quan tâm của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác tuyên truyền.

 

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên tuyền cho các đối tượng là cán bộ, báo cáo viên làm công tác này. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chủ động cập nhật kiến thức pháp luật, cập nhập các quy định pháp luật của các cán bộ, báo cáo viên làm công tác tuyên truyền pháp luật.

 

- Hàng năm, tổ chức tổng kết tình hình thực hiện Đề án, trên cơ sở đó đề xuất việc sửa đổi, bổ sung nội dung cũng như hình thức thực hiện góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên đây là báo cáo của Ban Chỉ đạo Đề án 1-1133 thành phố Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện Đề án 1-1133 trong năm 2014 theo hướng dẫn tại Văn bản số 2588/TTCP-PC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ.

 


Số lượt người xem: 22118    
Tìm kiếm