SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
3
0
2
2
4
Phòng chống tham nhũng 24 Tháng Mười Một 2016 8:55:00 SA

(TTTP) Năm 2017, Thanh tra Chính phủ tích cực thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng

 

 
                                      
Cập nhật: 24/11/2016 08:46

Xem lịch sử tin bài 2017: TTCP tích cực thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng

(ThanhtraVietnam) – Kiên quyết không để tham nhũng diễn biến phức tạp hơn, năm 2017, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tập trung đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN). Bởi lẽ, công tác PCTN đã thúc đẩy sự chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần tích cực xây dựng xã hội công khai, minh bạch, dân chủ, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân.

 

Hiện tại, tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng và chưa bị đẩy lùi. Công tác PCTN tại các Bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng đều. Không ít địa phương đã thực hiện chưa tốt công tác PCTN. Công tác PCTN nói chung chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra và vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém.

Theo đó, hệ thống bộ máy nhà nước, thể chế, chính sách cần được hoàn thiện hơn cùng với việc mở rộng công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Chính sách, pháp luật về PCTN được đưa vào hệ thống truyền thông, giáo dục, đào tạo góp phần nâng cao nhận thức trong xã hội và tạo lập nền tảng quan trọng để hình thành văn hóa PCTN.

Bởi vậy, TTCP cũng đưa ra các phương hướng, nhiệm vụ công tác PCTN năm 2017 là tiếp tục quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm, nội dung và giải pháp  PCTN đã nêu trong các Nghị quyết của Đảng và các quy định của Luật PCTN; kiên quyết, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN với những bước đi vững chắc, tích cực, có trọng tâm, trọng điểm gắn với thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… Kiên quyết không để tham nhũng diễn biến phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn, tiến tới ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. Xác định rõ PCTN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cụ thể, TTCP tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, pháp luật về PCTN, tập trung thự chiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI), Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Thực hiện kế hoạch đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về PCTN, tập trung hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật PCTN (sửa đổi, bổ sung), đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, bảo đảm sự đồng bộ và nâng cao hiệu lực của pháp luật về PCTN.

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng ngừa tham nhũng, chú trọng giải pháp công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức nhất là cán bộ quản lý. Đồng thời thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn…

Ngoài ra, tăng cường phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý các hành vi tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng. Qua đó, động viên, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.

Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về PCTN, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, gắn với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để đảm bảo chính xác thông tin khách quan, đúng sự thật, góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác PCTN.

Đồng thời, TTCP đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử để trao đổi cung cấp thông tin về tham nhũng. Chú trọng thực hiện công tác xử lý sau thanh tra, có biện pháp kiên quyết thu hồi triệt để tài sản tham nhũng. Đặc biệt, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về PCTN, tham gia tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về PCTN.

Về phía Chính phủ, để công tác PCTN đạt hiệu quả cao hơn, năm 2017, Chính phủ tiếp tục xác định PCTN là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể là: Chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp PCTN, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN; triển khai quyết liệt chương trình công tác trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá cụ thể trách nhiệm trong công tác PCTN của các cấp, các ngành trong cả hệ thống chính trị. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục về những biểu hiện, tác hại của tham nhũng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp tục hoàn thiện thể chế theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân trong thực hiện công vụ, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, có cơ chế hữu hiệu để loại khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức thoái hoá, biến chất; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCTN…

Tổng hợp


Số lượt người xem: 1720    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm