SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
3
3
4
9
1
9
3
Tin tức sự kiện 22 Tháng Tám 2011 3:55:00 CH

(TTTP) Tài liệu hội thảo tại Vũng Tàu ngày 24 tháng 8 năm 2011

Về xây dựng “Quy chế tuyển dụng công chức ngành Thanh tra thành phố”

 

 Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2014”, trên cơ sở đề xuất của chuyên gia tư vấn, Ban soạn thảo đã xây dựng đề cương sơ bộ “Quy chế tuyển dụng công chức ngành Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh”. Để hoàn thiện Quy chế, đảm bảo tính hiệu quả khả thi cao trong áp dụng trên thực tế, Thanh tra thành phố nêu một số vấn đề thực trạng về sự cần thiết phải xây dựng Quy chế và nội dung xin ý kiến đại biểu tham dự hội thảo như sau:

Đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một tổ chức, điều quan trọng này Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, … công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém mà ra” và điều quan trọng này cũng được Đảng và Nhà nước ta xem là quốc sách hàng đầu trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước với nhận định từ ngàn xưa đến nay “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, để có được một đội ngũ cán bộ, công chức như mong muốn, đáp ứng được yêu cầu công việc thì không có con đường nào khác ngoài việc tổ chức tuyển dụng. Đây là một vấn đề cốt yếu, là mục tiêu hàng đầu cho quá trình tuyển chọn cán bộ, công chức, nhưng để tuyển chọn được những cán bộ, công chức nói chung có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt lại luôn là vấn đề nan giải và khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và tuyển chọn nhân sự cho ngành Thanh tra thành phố nói riêng hiện nay cũng không tránh khỏi tình trạng này.

Qua khảo sát thực tế và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã minh chứng cho quá trình tuyển chọn đội ngũ nhân sự ngành thanh tra thành phố gặp rất nhiều khó khăn và chưa thật sự tuyển chọn được nhân sự đáp ứng được nhu cầu, nếu không được đào tạo lại, cụ thể các bất cập đó là:

            Thứ nhất, về quy định pháp luật, qua rà soát 06 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác cán bộ, công chức (04 văn bản hết hiệu lực, 02 Văn bản còn hiệu lực) thì cho thấy việc quy định các vấn đề về chế độ quản lý, quy hoạch, sử dụng, đào tạo,…của cán bộ, công chức liên quan của từng ngành, từng cấp còn thiếu, chưa được quy định cụ thể, chưa có một quy định pháp luật nào chính thức quy định và hướng dẫn cách thức tuyển dụng riêng cho nhân sự ngành Thanh tra nên mỗi nơi làm theo một cách khác nhau và không theo một tiêu chuẩn nào, đã tạo nên những bất cập cơ bản, thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ở mỗi ngành, mỗi cấp.

   Thứ hai, về khảo sát thực tế (qua 100 phiếu khảo sát) thì tình trạng tuyển dụng công chức hiện nay của ngành Thanh tra thành phố thì có đến 66% ý kiến là đơn vị thanh tra không có xây dựng quy chế tuyển dụng, đa phần cán bộ công chức vào làm việc tại cơ quan Thanh tra thông qua hình thức quan hệ quen biết với người trong cơ quan xét tuyển; thông qua thi tuyển chỉ chiếm tỷ lệ là 19% nhưng là thi tuyển cán bộ, công chức nói chung, chứ không phải thi tuyển chuyên ngành thanh tra nên đội ngũ nhân sự được tuyển dụng chưa đáp ứng với yêu cầu từng vị trí của ngành, trong khi đó ngành Thanh tra đòi hỏi phải có những đặc thù riêng. Qua kết quả khảo sát cho thấy trước thực trạng tuyển dụng hiện nay của ngành thì có 96% ý kiến đồng ý phải xây dựng Quy chế tuyển dụng riêng cho ngành để phát huy được hiệu quả, đảm bảo chất lượng cán bộ, công tác cho ngành thanh tra.

            Thứ ba, từ sự thiếu quy định về cơ sở pháp lý như nêu đã dẫn đến một hệ lụy các tồn tại trong tuyển dụng nhân sự trên thực tế đó là:

- Chưa có một quy trình chung về tuyển dụng cán bộ, công chức cho ngành thanh tra nên mỗi đơn vị tùy thuộc vào điều kiện của mình mà thực hiện, nên chất lượng đội ngũ của toàn ngành là không đồng đều. Đây cũng là một trong những nguyên nhận ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.

- Việc tuyển dụng không có một quy định cụ thể đã tạo nhiều kẻ hở, không minh bạch, chủ yếu thông qua các mối quan hệ quen biết và công tác xét tuyển còn rất chung chung, hình thức, chủ yếu về bằng cấp… do đó nhân sự khi được tuyển dụng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

- Việc tuyển dụng chưa gắn kết với sử dụng, do đó khi tuyển dụng phải đào tạo lại cho vị trí cần tuyển mới đáp ứng và làm việc được.

- Quy định pháp luật còn có sự giao thoa giữa Luật Lao động và Luật Cán bộ, công chức chưa được thể chế hóa về tuyển dụng nhân sự vào làm việc (khi chưa là công chức) do đó hợp đồng lao động giữa cơ quan tuyển dụng và nhân sự được tuyển mỗi nơi làm một khác nhau và không thống nhất, không đảm bảo chế độ, khuyến khích cho người mới được tuyển dụng vào làm việc…

Từ những bất cập về cơ sở pháp lý dẫn đến những hạn chế trong thực tiễn như đã nêu trên, để khắc phục các hạn chế và yếu kém đó, không còn cách nào khác là phải có một chế định bằng một Quy chế cụ thể và chi tiết điều chỉnh về vấn đề này (vấn đề tuyển dụng nhân sự cho ngành Thanh tra). Việc xây dựng và ban hành “Quy chế tuyển dụng công chức cho ngành Thanh tra thành phố” sẽ góp phần đảm bảo việc tuyển dụng một cách thống nhất, tuân theo một trình tự thủ tục nhất định, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự tuyển dụng, thể hiện qua các mặt cơ bản như sau:

Thứ nhất, việc tuyển dụng có một căn cứ pháp lý riêng đảm bảo xuyên suốt cho quá trình tuyển dụng. Công tác tuyển dụng được tuân thủ các qui định về phương thức tuyển dụng, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, việc tuyển dụng được đảm bảo thực hiện một cách "công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc".

   Thứ ba, thông qua Quy chế, việc tuyển dụng được thực hiện theo 02 bước: xét tuyển và thi tuyển sẽ đảm bảo được tính sàng lọc và cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng, từ đó đội ngũ nhân sự tuyển dụng thật sự đạt được chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của công việc.

- Thứ tư, việc tuyển dụng công khai thông qua việc xét tuyển và thi tuyển sẽ xóa bỏ được hình thức tuyển dụng thông qua quen biết, tuyển dụng thật sự được người vào làm việc đáp ứng yêu cầu.

- Thứ năm, tuyển dụng thông qua xét và thi tuyển, sẽ tạo điều kiện cho cơ quan tuyển dụng nắm bắt được chất lượng của đội ngũ công chức ngay từ đầu, tạo điều kiện cho quá trình bổ nhiệm cũng như quá trình đào tạo sau này. Việc thi tuyển cũng hạn chế việc tuyển những người không qua đào tạo hay chuyên môn được đào tạo không phù hợp với ngành nghề nơi làm việc, khắc phục tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” hiện nay tồn tại trong cơ quan hành chính nhà nước.

Đính kèm:

  1. Báo cáo khảo sát
  2. Báo cáo thực trạng công chức ngành thanh tra
  3. Dẫn đề hội thảo
  4. Quy chế tuyển dụng

 


Số lượt người xem: 3764    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Tìm kiếm